Chức năng của Cô đỡ thôn, bản được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi chức năng của Cô đỡ thôn, bản được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị T.M (Tây Ninh)

Chức năng của Cô đỡ thôn, bản được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định:

Chức năng đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản
1. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản.
2. Đối với Cô đỡ thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.

Theo đó, Cô đỡ thôn, bản có chức năng hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.

Chức năng của Cô đỡ thôn, bản được quy định như thế nào?

Cô đỡ thôn, bản có phải tham gia khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ không?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định:

Nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Cô đỡ thôn, bản
1. Nhiệm vụ đối với Cô đỡ thôn, bản.
a) Tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và các hoạt động y tế tại thôn, bản, bao gồm:
- Tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em; vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván, đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi;
- Tuyên truyền, tư vấn các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và sau đẻ, các dấu hiệu cần phải đến ngay cơ sở y tế; tư vấn khám sàng lọc thai nhi; tuyên truyền về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn cách cho trẻ bú và duy trì nguồn sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý và phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 16 tuổi;
- Tham gia thực hiện các chương trình, dự án y tế tại thôn, bản;
- Tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
- Hướng dẫn sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử;
- Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã;
- Thực hiện báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.
b) Tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thôn, bản được quy định chi tiết tại Khoản 2 của Điều này.
2. Phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Cô đỡ thôn, bản.
a) Đối với người dân tại thôn, bản:
Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, thực hiện sơ cứu ban đầu khi cấp cứu và tai nạn; tham gia chuyến tuyến với các trường hợp cấp cứu.
b) Đối với bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản:
- Phát hiện thai nghén sớm, khám thai; lập phiếu theo dõi thai sản, tư vấn, vận động các phụ nữ mang thai đi khám thai ít nhất 4 lần/thai kỳ và đến đẻ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp thai có nguy cơ cao, xử trí ban đầu và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời;
- Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và thai nhi trong chuyển dạ, xử trí ban đầu, thông báo trạm y tế xã hỗ trợ, huy động người nhà/người dân tại cộng đồng chuyển bà mẹ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời;
- Xử trí ban đầu các tai biến trong trường hợp đẻ rơi không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ và hỗ trợ chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời; đỡ đẻ thường ngôi chỏm cho phụ nữ có thai khi chuyển dạ không thể đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; hướng dẫn gia đình xử lý chất thải y tế phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, bản;
...

Theo đó, Cô đỡ thôn, bản có nhiệm vụ tham gia các khoá đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ.

Thời gian đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của Cô đỡ thôn, bản được quy định là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định:

Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
1. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
2. Đối với Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 04 của Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.
3. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phép đào tạo các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Y sỹ đa khoa từ trình độ trung cấp trở lên căn cứ nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này, tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, thời gian đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của Cô đỡ thôn, bản được quy định tối thiểu sáu (06) tháng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào