Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi không công bố công khai bảng lương tại nơi làm việc trước khi thực hiện không?
Công ty có phải công khai bảng lương trước khi thực hiện không?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc công khai bảng lương như sau:
Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên, người sử dụng lao động phải công khai bảng lương cho người lao động biết trước khi thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi không công bố công khai bảng lương tại nơi làm việc trước khi thực hiện không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện bảng lương không?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không công bố công khai bảng lương tại nơi làm việc trước khi thực hiện như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
...
Lưu ý: mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Bên cạnh đó căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
...
Như vậy, đối với hành vi không công bố công khai bảng lương tại nơi làm việc trước khi thực hiện thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện và mức xử phạt đối với hành vi này nhỏ hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND cấp huyện được phép.
Theo đó, trong trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện bảng lương.
Cần lưu ý gì về mức lương tối thiểu khi xây dựng thang bảng lương?
Khi xây dựng thang lương, bảng lương cần lưu ý mức lương thấp nhất theo công việc hoặc chức danh trả cho người lao động trong thang lương, bảng lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định.
Căn cứ tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.