Chủ đề kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 hay nhất? Vào ngày Nhà giáo Việt Nam thì nhà trường có dừng hoạt động dạy học để tổ chức lễ kỷ niệm không?
Chủ đề kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 hay nhất?
Theo Quyết định 167-HĐBT năm 1982 thì từ 13/10/1982, sẽ lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm 2024 sẽ là kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11.
Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy cô giáo trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Chủ đề kỷ niệm không chỉ mang tính lễ hội mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc nâng cao giá trị của nghề giáo trong xã hội.
Có thể tham khảo các chủ đề kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 dưới đây:
(1) "Người thầy trong trái tim học trò": Khẳng định tình cảm và sự kính trọng của học sinh dành cho thầy cô qua các hoạt động tri ân. (2) "Thầy cô - Người dẫn đường": Nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn, định hướng tương lai cho học sinh. (3) "Tri ân thầy cô - Ngọn lửa tri thức": Tôn vinh thầy cô như những ngọn lửa dẫn dắt học sinh trên con đường tri thức. (4) "Hành trình của những người thầy": Kể về hành trình của các thầy cô trong sự nghiệp giáo dục, những thử thách và thành công. (5) "Giáo viên - Người kiến tạo tương lai": Tôn vinh vai trò của giáo viên trong việc hình thành ước mơ và định hướng tương lai cho học sinh. (6) "Thầy cô - Người bạn đồng hành": Nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết giữa thầy cô và học sinh, cùng nhau vượt qua khó khăn trong học tập. (7) "Giáo dục là chìa khóa của thành công": Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục trong việc mở ra cơ hội và thành công cho mỗi cá nhân. (8) "Chắp cánh ước mơ": Tôn vinh những nỗ lực của giáo viên trong việc giúp học sinh thực hiện ước mơ và khát vọng của mình. (9) "Những người thầy không chỉ dạy chữ": Khẳng định rằng giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục về nhân cách, đạo đức và kỹ năng sống. (10) "Thầy cô - Những ngọn hải đăng": So sánh giáo viên với những ngọn hải đăng, luôn dẫn dắt học sinh trong những biển khơi của tri thức. (11) "Hành trình chinh phục tri thức": Tổ chức các hoạt động thể hiện sự khám phá và chinh phục tri thức của học sinh dưới sự dẫn dắt của thầy cô. (12) "Tri ân và tiếp bước": Không chỉ tri ân những đóng góp của thầy cô mà còn cam kết tiếp bước và phát huy những giá trị mà họ đã truyền đạt. |
>> Diễn văn 20 11 kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
>> Bài phát biểu tọa đàm 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam ý nghĩa
>> Mẫu kịch bản chương trình tọa đàm 20 11 kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Chủ đề kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 hay nhất? Vào ngày Nhà giáo Việt Nam thì nhà trường có dừng hoạt động dạy học để tổ chức lễ kỷ niệm không? (Hình từ Internet)
Vào ngày Nhà giáo Việt Nam thì nhà trường có dừng hoạt động dạy học để tổ chức lễ kỷ niệm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Theo đó, giáo viên là viên chức được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định hiện hành, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 không phải là ngày lễ, Tết của người lao động nói chung và giáo viên là viên chức nói riêng. Do đó, giáo viên là viên chức sẽ không được nghỉ vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể nghỉ phép năm hoặc nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 113, Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 vào ngày 20 11 2024.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định như sau:
Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Như vậy, ngày 20 11 thì các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Đây không phải là quy định bắt buộc mà sẽ tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi nhà trường sẽ quyết định cho giáo viên nghỉ hoặc không.
Nhà nước có những chính sách gì đối với nhà giáo?
Căn cứ Điều 77 Luật Giáo dục 2019, chính sách của nhà nước đối với nhà giáo được quy định như sau:
- Có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
- Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
- Có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.