Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động như thế nào? Link đăng nhập Chợ Tết Công đoàn trực tuyến năm 2025?
Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động như thế nào? Link đăng nhập Chợ Tết Công đoàn trực tuyến năm 2025?
Ngày 08/10/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch 139/KH-TLĐ về Tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến.
1. Hình thức tổ chức
Đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng trên trang thông tin điện tử (Website) chính thức của Chương trình do Tổng Liên đoàn tổ chức với sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
Link đăng nhập Chợ Tết Công đoàn trực tuyến 2025 cụ thể tại đây: https://chotet.congdoan.vn |
Tổng Liên đoàn hỗ trợ bằng tiền cho một số đoàn viên công đoàn để mua hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng tại Chương trình.
2. Thời gian tổ chức: Từ 0 giờ ngày 20/12/2024 đến 24 giờ ngày 20/01/2025 (từ ngày 20/11 - 21/12 năm Giáp Thìn 2024).
3. Quy mô tổ chức: Trên toàn quốc.
4. Đối tượng tham gia: Đoàn viên công đoàn, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam.
5. Đối tượng, số lượng, mức và hình thức hỗ trợ đoàn viên công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Đối tượng hỗ trợ: Đoàn viên công đoàn có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, tham gia hoạt động công đoàn; đoàn viên công đoàn còn khó khăn, thu nhập thấp.
- Số lượng hỗ trợ: 200.000 người.
- Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người.
- Hình thức hỗ trợ: Bằng tiền, thông qua phiếu mua hàng (voucher) của Chương trình.
Ngoài ra, về cách thức mua hàng hóa, sản phẩm thì thực hiện theo 03 bước sau đây:
- Bước 1: Đoàn viên công đoàn nhận phiếu mua hàng của Chương trình.
Đoàn viên công đoàn theo danh sách đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn nhận phiếu mua hàng của Chương trình.
- Bước 2: Đoàn viên công đoàn mua hàng hóa, sản phẩm trên trang thông tin điện tử chính thức của Chương trình trong thời gian diễn ra Chương trình (thông tin về trang thông tin điện tử sẽ thông báo cụ thể sau).
- Bước 3: Đoàn viên công đoàn nhận hàng hóa, sản phẩm đã mua.
(Thông tin, hướng dẫn cụ thể về Chương trình sẽ gửi sau).
Xem chi tiết Kế hoạch 139/KH-TLĐ năm 2024 về Tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Tại đây.
Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động như thế nào? Link đăng nhập Chợ Tết Công đoàn trực tuyến năm 2025?
Đoàn viên công đoàn có quyền hạn gì?
Theo Điều 21 Luật Công đoàn 2024 có quy định quyền của đoàn viên công đoàn như sau:
- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn.
- Được tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động và quy định của Công đoàn.
- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Công đoàn theo quy định của Luật này và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5. Chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Được Công đoàn hỗ trợ pháp lý miễn phí pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức, viên chức.
- Được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; được thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và thụ hưởng các hoạt động chăm lo, phúc lợi khác do Công đoàn thực hiện.
- Được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch do Công đoàn tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
- Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Quy định về việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đoàn viên công đoàn và người lao động ra sao?
Tại Điều 11 Luật Công đoàn 2024 quy định về việc đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động; là thành viên của các ủy ban, ban chỉ đạo, hội đồng quốc gia có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng tập thể, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
Chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hỗ trợ, thực hiện các chế độ, điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
3. Đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị vi phạm.
Đại diện theo ủy quyền của người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị vi phạm, trừ trường hợp pháp luật về tố tụng có quy định khác.
4. Đại diện cho người lao động, tập thể người lao động tham gia tố tụng dân sự, hành chính trong vụ việc, vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng; nội quy lao động; kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các văn bản, nội dung khác theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
7. Đối thoại tại nơi làm việc với người sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống, văn hóa, tinh thần; động viên, khen thưởng, hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và các hoạt động chăm lo khác cho đoàn viên công đoàn và người lao động.
9. Hỗ trợ đào tạo, học nghề, tìm việc làm; hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
10. Tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên công đoàn, người lao động. Hình thức hỗ trợ pháp lý bao gồm:
- Tư vấn pháp luật thông qua việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, hỗ trợ soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người bào chữa theo quy định của pháp luật về tố tụng;
- Đại diện ngoài tố tụng trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động theo quy định của pháp luật.
12. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
13. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
14. Quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
15. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
16. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
17. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.