Chính xác tiền đề cốt lõi để thực hiện chính sách tiền lương mới là gì?
Chính sách tiền lương là gì?
Căn cứ theo tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
...
Theo đó, chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
Trong chính sách tiền lương thì tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Chính sách tiền lương mới xây dựng bảng lương cho CBCCVC và LLVT như thế nào?
Theo tinh thần cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì chính sách tiền lương mới sẽ xây dựng 05 bảng lương mới cho CBCCVC và LLVT, gồm:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Trong các bảng lương mới sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương thay bằng con số cụ thể. Cơ cấu tiền lương được xác định bằng công thức sau:
Cơ cấu tiền lương = Lương cơ bản + Phụ cấp + Tiền thưởng (nếu có).
Chính xác tiền đề cốt lõi để thực hiện chính sách tiền lương mới là gì? (Hình từ Internet)
Chính xác tiền đề cốt lõi để thực hiện chính sách tiền lương mới là gì?
Căn cứ theo Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ Kết luận này khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
5.1. Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị thông qua hệ thống Danh mục vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
5.3. Ban cán sự đảng Chính phủ: (1) Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội xác định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, nhất là các chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở và hệ số lương để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với lộ trình cải cách tiền lương khu vực công. (2) Lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW tại Kết luận này; đồng thời chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
5.4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Kết luận của Bộ Chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội khi thực hiện.
Theo đó, để đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 được chấp nhận và áp dụng thì tiền đề là Bộ Chính trị phải ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Nếu như không có gì thay đổi thì sẽ thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, tiền đề cốt lõi để thực hiện chính sách tiền lương mới là phải ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.