Chính thức từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn, cụ thể ra sao?
Chính thức từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn, cụ thể ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
3. Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập Công đoàn và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
Chính thức từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn, cụ thể ra sao?
Hồ sơ gia nhập Công đoàn gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp mà tự nguyện, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam; việc gia nhập Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:
1. Hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia nhập Công đoàn Việt Nam;
b) Bản sao các văn bản thể hiện tính hợp pháp của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
c) Văn bản thể hiện việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam; thể thức thông qua quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Danh sách có chữ ký của thành viên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;
đ) Văn bản, thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc giải quyết các quyền, nghĩa vụ của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và thành viên của tổ chức mình có liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
2. Trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền;
b) Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có thẩm quyền xem xét, công nhận việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
...
Theo đó, hồ sơ gia nhập Công đoàn gồm:
- Văn bản đề nghị gia nhập Công đoàn Việt Nam;
- Bản sao các văn bản thể hiện tính hợp pháp của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
- Văn bản thể hiện việc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam; thể thức thông qua quyết định gia nhập Công đoàn Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động;
- Danh sách có chữ ký của thành viên tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;
- Văn bản, thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc giải quyết các quyền, nghĩa vụ của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và thành viên của tổ chức mình có liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;
Tải mẫu đơn xin gia nhập Công đoàn mới nhất ở đâu?
Hiện nay theo Bộ luật Lao động 2019, Luật Công đoàn 2024 và các văn bản quy phạm khác chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn xin gia nhập Công đoàn. Tuy nhiên người lao động có thể tham khảo thêm mẫu đơn sau đây:
Tải mẫu đơn xin gia nhập Công đoàn mới nhất: Tại đây.
* Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin gia nhập Công đoàn mới nhất
(1) Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc địa phương nơi sinh sống.
(2) Trình độ học vấn cao nhất: lớp 9, 12/12, cử nhân, thạc sĩ,…
(3) Chuyên ngành đào tạo: kỹ thuật điện, cơ khí, báo chí, quảng cáo,…
(4) Nghề nghiệp hiện tại: luật sư, nhà báo, giáo viên, lao động tự do,…
(5) Ghi cụ thể bộ phận và tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi người làm đơn đang làm việc.
(6) Ghi chính xác theo số hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng,…
Lao động tự do có thể bỏ qua mục (3), (5) và (6)
(7) Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc địa phương nơi sinh sống.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.