Chính thức thay thế toàn bộ 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức bằng 02 bảng lương mới sau 2026, 02 bảng lương mới được xây dựng theo nguyên tắc gì?
Chính thức thay thế toàn bộ 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức bằng 02 bảng lương mới sau 2026, 02 bảng lương mới được xây dựng theo nguyên tắc gì?
Mới >> Chính thức lương hưu 2025 và tăng lương hưu theo chỉ đạo Quốc hội
>> Tổng hợp mẫu Quyết định thưởng Tết Âm lịch 2025 (Năm Ất tỵ) mới nhất
>> Chốt thưởng Tết 2025 theo Nghị định 73 cho ai? Thưởng Tết có bị trừ thuế không?
Mới:
>> Nghị định 73 2024 về chế độ tiền thưởng quyết định chi thưởng Tết 2025
>> Chính thức tăng lương cơ sở sau đợt tăng 30% cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Hiện nay, cán bộ công chức viên chức đang áp dụng 05 bảng lương sau:
- Bảng lương 01: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
- Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
- Bảng lương 03: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Bảng lương 04: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Bảng lương 05: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
(Căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Theo đó, bảng lương mới sẽ được đề xuất sau năm 2026. Nếu không có gì thay đổi và đề xuất được chấp thuận thì CBCCVC được áp dụng bảng lương mới sau năm 2026.
Như vậy, không có gì thay đổi thì thời điểm sau 2026 sẽ chính thức thay thế toàn bộ 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức bằng 02 bảng lương mới sau 2026. 02 bảng lương mới của CBCCVC sẽ được xây dựng dựa theo nguyên tắc sau:
Bảng lương 1: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Bảng lương 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
(Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018)
>>> Bảng lương chính thức 2025: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem thêm:
>> Lương hưu 2025 chính thức mức 1, mức 2 theo Nghị định 75
>> Quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở 2025 của CBCCVC và lực lượng vũ trang
>> Quyết định tăng lương hưu 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc khu vực công
Chính thức thay thế toàn bộ 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức bằng 02 bảng lương mới sau 2026, 02 bảng lương mới được xây dựng theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Chính sách tiền lương mới của CBCCVC sẽ có cơ cấu tiền lương ra sao?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
Theo đó, chính sách tiền lương mới của CBCCVC sẽ có cơ cấu tiền lương như sau:
Cơ cấu tiền lương = Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp
Chính sách tiền lương mới thực hiện với mục tiêu tổng quát như thế nào?
Theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 mục tiêu tổng quát khi cải cách tiền lương, thực hiện chính sách tiền lương mới như sau:
- Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
- Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực;
- Góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
- Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.