Chính thức tháng 5/2025: bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù đúng không?
Chính thức tháng 5/2025: bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù đúng không?
Theo khoản 7 Mục 2 Kế hoạch thực hiện Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan:
Hướng dẫn việc xác định nhu cầu nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng; tổng hợp nhu cầu, nguồn và trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí còn thiếu do thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng; phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV; hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp
Tại Bảng phân công nhiệm vụ tại Mục 3 Kế hoạch kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 quy định:
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Cụ thể hóa Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình | Thời gian hoàn thành | Ghi chú |
BỘ TÀI CHÍNH | ||||||
1. | Hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Bộ trưởng Bộ Tài chính | Tháng 8/2024 | Đã ban hành (Thông tư 62/2024/TT-BTC) |
2. | Tổng hợp nhu cầu, nguồn và trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí còn thiếu do thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Quốc hội, UBTVQH | Theo đề xuất của các bộ, ngành, địa phương | |
3. | Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024; báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Bộ Tài chính | Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ | Tháng 5/2025 | |
4. | Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp (trong đó làm rõ thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng tiền lương và kinh phí thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao) | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ | Quý IV/2024 | |
5. | Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, chính sách an sinh xã hội | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Quý IV/2024 |
Theo đó, tháng 5/2025, Bộ Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan đề xuất lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024; báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV.
Xem toàn bộ bảng lương mới: Tại đây
Chính thức tháng 5/2025: bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù đúng không? (Hình từ Internet)
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thì đối tượng nào không còn được hưởng phụ cấp đặc thù?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 tiến hành xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu về việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau: tiếp tục áp dụng phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Theo Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 có nêu rõ đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù:
Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên.
Như vậy, theo các quy định trên có thể thấy sau khi cải cách tiền lương, nếu theo đúng lộ trình đã đề ra thì trong chế độ tiền lương mới của cán bộ công chức viên chức không còn phụ cấp đặc thù, chỉ tiếp tục áp dụng phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Bãi bỏ khoản chi ngoài lương cán bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về nội dung quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương. Trong đó cũng đã đề cập rõ về việc:
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
- Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...).
- Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sắp tới khi thực hiện cải cách tiền lương cũng sẽ bãi bỏ khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.