Chính thức dừng tính lương công chức theo mức lương cơ sở vào 30/6/2024 có đúng không?
Chính thức dừng tính lương công chức theo lương cơ sở vào 30/6/2024 có đúng không?
Hiện nay theo căn cứ theo Thông tư 10/2023/TT-BNV, tiền lương công chức được tính bằng công thức sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Tuy nhiên theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nội dung cải cách tiền lương công chức viên chức được xây dựng dựa trên thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương).
Và bổ sung thêm tiền thưởng chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Đồng thời, một trong những yếu tố quan trọng cụ thể để thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Về thời gian thực hiện cải cách tiền lương đã được Quốc hội chốt thông qua sẽ thực hiện từ 01/7/2023.
Như vậy, cách tính lương công chức theo lương cơ sở sẽ tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30/6/2024, sau 01/7/2024 sẽ tiến hành thực hiện tính lương theo cách tính dựa theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương.
Chính thức dừng tính lương công chức theo mức lương cơ sở vào 30/6/2024 có đúng không?
Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.8 triệu đồng/tháng.
Tiếp tục tăng lương khu vực công cao hơn mức lương của vùng 1 của người lao động?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định mục tiêu của việc cải cách tiền lương như sau:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Đồng thời, trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.