Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở: tăng hay giảm lương cán bộ công chức viên chức và lực lương vũ trang?
Khi nào bãi bỏ mức lương cơ sở?
MỚI >> Gộp chi trả 02 tháng lương hưu dịp Tết 2025 cùng kỳ chi trả tháng 1/2025
>> Lịch chi trả lương hưu tháng 1 2025 cho người lao động mới nhất
MỚI: >> Chính thức lương hưu tháng 1 năm 2025 của người được tăng lương hưu
>> Chốt tăng lương hưu cho các đối tượng thuộc khu vực công chính thức
>> Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?
MỚI: >> Chính thức: điều chỉnh tăng lương trong 07 bảng lương của CBCCVC và LLVT
>> Chính thức chốt tăng lương trong 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức
>> Toàn bộ bảng lương CBCCVC và LLVT chính thức thay đổi do bãi bỏ mức lương cơ sở
Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi, trong đó sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Do đó hiện nay, CBCCVC và LLVT trang tính lương theo mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Tuy nhiên, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị (heo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024).
Một trong những yếu tố xây dựng 05 bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đó là: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Mặt khác, trong năm 2025 sẽ tiếp tục thực hiện mức lương cơ sở 2.34 triệu căn cứ theo Điều 1 và Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì sẽ đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương của CBCCVC và LLVT xem xét sau năm 2026. Nếu được chấp nhận và thông qua thì CBCCVC và LLVT chính thức áp dụng 05 bảng lương tại Nghị quyết 27 và đó cũng là thời điểm bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
>> Xem toàn bộ bảng lương đang được áp dụng Tại đây.
>> Cập nhật lộ trình mới về cải cách tiền lương sắp tới: CHI TIẾT
Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở: tăng hay giảm lương cán bộ công chức viên chức và lực lương vũ trang? (Hình từ Internet)
Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở: tăng hay giảm lương cán bộ công chức viên chức và lực lương vũ trang?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, xây dựng, ban hành hệ thống 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Bao gồm:
- Bảng lương chức vụ lãnh đạo
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ
- Bảng lương sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an, sĩ quan quân đội (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- Bảng lương chuyên môn kỹ thuật công an, quân nhân chuyên nghiệp.
- Bảng lương công nhân công an, công nhân quốc phòng.
Có thể thấy, khi bãi bỏ mức lương cơ sở, xây dựng 05 bảng lương mới thì lương mới sẽ không thấp hơn tiền lương theo lương cơ sở.
Do đó, có thể kết luận mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở có thể sẽ tăng hoặc bằng mức lương theo lương cơ sở chứ sẽ không giảm.
Điều chỉnh mức lương cơ sở cần xem xét phù hợp với ngân sách nhà nước và còn gì nữa?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
...
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, để điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu thì thì ngoài việc phải xem xét dựa trên khả năng ngân sách nhà nước thì còn căn cứ vào các yếu tố sau: chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.