Chính phủ chỉ đạo xử lý các bất hợp lý trong chế độ của giáo viên, cụ thể ra sao?
Chính phủ chỉ đạo xử lý các bất hợp lý trong chế độ của giáo viên, cụ thể ra sao?
Ngày 13/11/2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 159/2024/QH15 để quyết nghị các vấn dề về dự toán ngân sách nhà nước trong năm 2025.
Trong đó, bên cạnh việc thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, quy định các nội dung về điều hành ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội thì tại Điều 4 Nghị quyết 159/2024/QH15, Quốc hội cũng có giao cho Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Giao Chính phủ
...
3. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; phấn đấu tăng cao hơn nữa tỉ lệ chi đầu tư phát triển; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng thực hiện và giải ngân nhưng thiếu vốn, hạn chế tối đa việc chuyển nguồn. Có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đề xuất, công tác chuẩn bị, phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện. Xem xét trách nhiệm trong xây dựng dự toán không sát thực tế, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công thấp. Nghiên cứu, có chế tài xử lý đối với các trường hợp trả lại kế hoạch vốn hằng năm do nguyên nhân chủ quan.
4. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xử lý các bất hợp lý phát sinh trong chế độ cho một số đối tượng, ngành nghề (viên chức ngành giáo dục, y tế,...); đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Như vậy, việc Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xử lý các bất hợp lý phát sinh trong chế độ cho một số đối tượng, ngành nghề (trong đó có viên chức ngành giáo dục) là một trong các nhiệm vụ mà Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện theo Nghị quyết 159/2024/QH15.
Bên cạnh đó, nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn kinh phí thì Chính phủ có nhiệm vụ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công.
Chính phủ chỉ đạo xử lý các bất hợp lý trong chế độ của giáo viên, cụ thể ra sao?
Năm 2025 có tiếp tục tăng lương cho khu vực công không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định:
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
...
Chiếu theo quy định trên, Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương cho khu vực công (bao gồm cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang) và lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Tuy nhiên, như đã đề cập bên trên, trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn kinh phí thì Chính phủ sẽ đề xuất điều chỉnh tăng lương cho khu vực công.
Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, từ 01/7/2024 đến nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng để tính lương cho khu vực công là 2.340.000 đồng.