Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương? Trong tình trạng chiến tranh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn gì?
Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương?
Chiến dịch chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, kéo dài từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp, làm tiêu tan hy vọng của Pháp và Mỹ trong việc xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết Hiệp định Geneve vào ngày 20/7/1954, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Thông tin về "Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương? (Hình từ Internet)
Trong tình trạng chiến tranh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh như sau:
Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
1. Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự.
2. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, trong tình trạng chiến tranh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh thì phải thực hiện theo lệnh của ai?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Theo đó, khi sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh thì phải thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định cụ thể về thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Như vậy, lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.