Chia sẻ lương hưu giữa người có mức lương cao với người lương thấp theo Nghị quyết 28 ra sao?
Chia sẻ lương hưu giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp theo Nghị quyết 28 ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 trong nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội có nội dung như sau:
NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
2. Sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác
Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cách tính lương hưu, bảo đảm công bằng giữa nam và nữ, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.
Bên cạnh đó, tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 cũng có nêu ra: Tăng cường sự chia sẻ giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm khắc phục bất hợp lý, chênh lệch quá lớn về mức hưởng.
Theo đó, việc chia sẻ lương hưu giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp theo Nghị quyết 28 nhằm thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí.
Xem thêm:
>> Sau 2024, tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng khi tăng năng suất lao động của người lao động
>> Đã có bảng phân công nhiệm vụ triển khai cải cách tiền lương 2025 theo Kết luận 83
Chia sẻ lương hưu giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp theo Nghị quyết 28 ra sao?
Đang hưởng lương hưu có được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội không?
Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Từ đủ 75 tuổi trở lên;
b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó 1 trong các điều kiện để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là người đó đang không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Như vậy đang hưởng lương hưu không được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Có được nhờ người khác nhận lương hưu giúp được không?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
...
2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện;
b) Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 của Luật này;
c) Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
d) Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện bảo hiểm xã hội. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật này thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực;
đ) Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thì được cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về hưởng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
h) Từ chối hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó người thụ hưởng lương hưu có quyền ủy quyền nhận lương hưu tuy nhiên cần có văn bản ủy quyền.
Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.