Chỉ thị mới hướng dẫn cải cách tiền lương của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang đối với nguồn ngân sách phải báo cáo ra sao?
- Chỉ thị mới hướng dẫn cải cách tiền lương của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang đối với nguồn ngân sách phải báo cáo ra sao?
- Yếu tố bãi bỏ mức lương cơ sở và các yếu tố nào tác động đến việc xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương?
- Cải cách tiền lương dẫn đến bãi bỏ mức lương cơ sở thì cơ cấu tiền lương mới như thế nào?
Chỉ thị mới hướng dẫn cải cách tiền lương của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang đối với nguồn ngân sách phải báo cáo ra sao?
Theo Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2024 để chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần quan tâm thực hiện thêm các nhiệm vụ.
Trong đó tại Mục 1 Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2024 thì đối với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương về lập, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước cần:
- Chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước sát thực tế. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm phù hợp với yêu cầu và khả năng thực hiện để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển.
- Không để phát sinh mới nợ đọng xây dựng cơ bản. Rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Rà soát, bố trí vốn để xử lý dứt điểm số vốn ứng trước chưa thu hồi theo đúng Nghị quyết 93/2023/QH15. Quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo đúng quy định và Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2024 về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong năm 2024, tiếp tục có các giải pháp quyết liệt để xử lý dứt điểm, thu hồi số tạm ứng quá thời hạn quy định.
- Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước. Rà soát, hủy bỏ, thu hồi triệt để các khoản chi sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân. Báo cáo chi tiết số chi chuyển nguồn ngân sách năm 2023 sang năm 2024 theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Báo cáo nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2023.
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân không chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lập, chấp hành dự toán ngân sách; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 chậm so với thời hạn quy định. Trên cơ sở đó, kiểm điểm các tập thể, cá nhân có vi phạm.
Như vậy thực hiện báo cáo nguồn cải cách tiền lương của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang chưa sử dụng của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2023.
>> Tăng lương hưu trong năm 2025 cho các đối tượng nghỉ hưu đủ điều kiện hưởng lương hưu
>> Mẫu Bản kiểm điểm cuối năm cho cán bộ các cấp mới nhất năm 2024 theo Hướng dẫn 25, cụ thể ra sao?
Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Chỉ thị mới hướng dẫn cải cách tiền lương của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang đối với nguồn ngân sách phải báo cáo ra sao? (Hình từ Internet)
Yếu tố bãi bỏ mức lương cơ sở và các yếu tố nào tác động đến việc xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương?
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì yếu tố bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng bảng lương mới, ngoài ra còn có các yếu tố khác bao gồm:
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Cải cách tiền lương dẫn đến bãi bỏ mức lương cơ sở thì cơ cấu tiền lương mới như thế nào?
Theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
Theo đó khi cải cách tiền lương và bãi bỏ mức lương cơ sở thì sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) có tỷ lệ lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương.
Ngoài ra các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương và còn bổ sung tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.