Chậm nhất trước 31/10/2024 hoàn thiện nhiệm vụ về cải cách tiền lương, cụ thể ra sao?
Chậm nhất trước 31/10/2024 hoàn thiện nhiệm vụ về cải cách tiền lương, cụ thể ra sao?
>> Tiếp tục tăng lương hưu vượt hơn 15% mức tăng lương hưu đang áp dụng cho CBCCVC và LLVT vào năm 2025
>> Đã chốt mốc thời gian chính thức về việc tăng lương hưu cho đối tượng có mức lương hưu thấp
Ngày 26/09/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn 6605/BTNMT-TCCB năm 2024 thực hiện Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024.
Qua đó, Công văn 6605/BTNMT-TCCB năm 2024 có nêu rõ: Triển khai Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai một số nội dung, nhiệm vụ, cụ thể về thực hiện cải cách tiền lương kèm thời gian hoàn thiện như sau:
* Các đơn vị trực thuộc Bộ
- Tiếp tục thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024.
Các cơ quan, đơn vị có chức năng báo chí, truyền thông, tuyên truyền (Văn phòng Bộ, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường,…) chủ động, kịp thời đưa tin, bài về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan tới công tác cải cách tiền lương.
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời nội dung tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, trong đó, cần tập trung chỉ đạo, thực hiện ngay một số yêu cầu, nhiệm vụ sau:
+ Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 và Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII gắn với yêu cầu cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 (đặc biệt là sắp xếp và thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
+ Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, bản mô tả và khung năng lực vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, nâng cao chất lượng đội ngũ.
+ Tiến hành rà soát, đánh giá, báo cáo Bộ để trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức viên chức thuộc các ngành, lĩnh vực (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện phát sinh bất hợp lý (nếu có); hoàn thành, báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) chậm nhất là trước ngày 31/10/2024.
Như vậy, chậm nhất là trước ngày 31/10/2024, các đơn vị trực thuộc Bộ phải thực hiện một số nhiệm vụ về cải cách tiền lương được nêu trên.
Xem toàn bộ bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức theo mức lương cơ sở mới: Tại đây
>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẠI ĐÂY
Chậm nhất trước 31/10/2024 hoàn thiện nhiệm vụ về cải cách tiền lương, cụ thể ra sao?
Giải pháp xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới khi cải cách tiền lương như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định giải pháp xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới khi cải cách tiền lương như sau:
- Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý chính sách tiền lương của toàn hệ thống chính trị. Bộ Chính trị quyết định chủ trương, nguyên tắc và giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ cụ thể hoá việc thống nhất quản lý, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền, uỷ quyền cho cơ quan chức năng ban hành văn bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã.
- Sau khi báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định việc phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị làm căn cứ xây dựng bảng lương mới.
- Các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước xây dựng văn bản quy định chế độ tiền lương mới báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định trước khi ban hành, để từ năm 2021 thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Cải cách tiền lương phải lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương có đúng không?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
1.2. Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
...
Theo đó, cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành.
Tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phải lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.