Cập nhật trang thông tin điện tử Chợ Tết Công đoàn 2025 là trang nào?
Cập nhật trang thông tin điện tử Chợ Tết Công đoàn 2025 là trang nào?
Theo Mục I Kế hoạch 139/KH-TLĐ năm 2024 quy định về việc tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến thì chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến tổ chức cho Đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng trên trang thông tin tiện tử (website) chính thức của Chương trình do Tổng Liên đoàn tổ chức với 2 sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
Tổng Liên đoàn hỗ trợ bằng tiền cho một số đoàn viên công đoàn để mua hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng tại Chương trình.
- Thời gian tổ chức: Từ 0 giờ ngày 20/12/2024 đến 24 giờ ngày 20/01/2025 (từ ngày 20/11 - 21/12 năm Giáp Thìn 2024).
- Quy mô tổ chức: Trên toàn quốc.
- Đối tượng tham gia: Đoàn viên công đoàn, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam.
- Đối tượng, số lượng, mức và hình thức hỗ trợ đoàn viên công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Đối tượng hỗ trợ: Đoàn viên công đoàn có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, tham gia hoạt động công đoàn; đoàn viên công đoàn còn khó khăn, thu nhập thấp.
- Số lượng hỗ trợ: 200.000 người.
- Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người.
- Hình thức hỗ trợ: Bằng tiền, thông qua phiếu mua hàng (voucher) của Chương trình.
- Cách thức mua hàng hóa, sản phẩm
+ Bước 1: Đoàn viên công đoàn nhận phiếu mua hàng của Chương trình. Đoàn viên công đoàn theo danh sách đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn nhận phiếu mua hàng của Chương trình.
+ Bước 2: Đoàn viên công đoàn mua hàng hóa, sản phẩm trên trang thông tin tiện tử chính thức của Chương trình trong thời gian diễn ra Chương trình.
+ Bước 3: Đoàn viên công đoàn nhận hàng hóa, sản phẩm đã mua.
Trang thông tin tiện tử (website) chính thức của Chương trình: https://chotet.congdoan.vn/
Kế hoạch 139/KH-TLĐ năm 2024: TẢI VỀ.
Cập nhật trang thông tin điện tử Chợ Tết Công đoàn 2025 là trang nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động chủ trì giám sát người sử dụng lao động của Công đoàn bảo đảm các nguyên tắc gì?
Theo khoản 4 Điều 16 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Giám sát của Công đoàn
1. Giám sát của Công đoàn bao gồm hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoạt động chủ trì giám sát.
2. Hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Công đoàn thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn mang tính xã hội, bao gồm việc theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiến nghị trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể, thực hiện dân chủ ở cơ sở và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức Công đoàn.
4. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung giám sát được thực hiện theo quy định của Luật này, luật khác có liên quan và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Khách quan, công khai, minh bạch;
b) Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
c) Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
...
Theo đó hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung giám sát được thực hiện theo quy định Luật Công đoàn 2024, luật khác có liên quan và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Khách quan, công khai, minh bạch;
- Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
- Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam ra sao?
Theo Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định thì hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam như sau:
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
+ Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
+ Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
+ Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và xác định cấp công đoàn đối vớicông đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện nội dung quy định tại khoản này.
- Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.