Cần lưu ý những vấn đề gì để được hưởng trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Cho tôi hỏi cần lưu ý những vấn đề gì để được hưởng trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động? Trợ cấp thôi việc được tính như thế nào? Câu hỏi của anh Quang (Lâm Đồng)

Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:
a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, nếu người lao động nghỉ hưu mà đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.

Người lao động nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định: Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau: a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội; b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động. Như vậy, nếu người lao động nghỉ hưu mà đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc

Cần lưu ý những vấn đề gì để được hưởng trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)

Người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?

Người lao động cần lưu ý không vi phạm hoặc tránh thuộc các trường hợp sau để được hưởng chế độ thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

Dẫn chiếu đến khoản 5,8,11,12 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Như vậy, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại các trường hợp khoản 5,8,11,12,13 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc dù đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.

Ngoài ra, trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc nhưng vẫn không được công ty chi trả trợ cấp thôi việc nếu người đó thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:
a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Trợ cấp thôi việc được tính như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì Mỗi một năm làm việc người hưởng trợ cấp sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Như vậy, công thức tính trợ cấp thôi việc như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = ½ * Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc * Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào