Cần làm gì để phát triển bản thân trong công việc?
Cần làm gì để phát triển bản thân trong công việc?
Phát triển bản thân trong công việc là một quá trình liên tục và quan trọng để nâng cao kỹ năng, hiệu suất làm việc và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Dưới đây là một số cách để bạn có thể phát triển bản thân trong công việc:
Xác định mục tiêu và kế hoạch phát triển: Xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp và nhận thức về những kỹ năng cần phát triển. Xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể với các bước hành động và thời gian để đạt được mục tiêu.
Học tập liên tục: Dành thời gian học hỏi và nâng cao kiến thức của mình. Điều này có thể bao gồm việc tham gia các khóa học, hội thảo, đọc sách, hoặc thậm chí là học hỏi từ các đồng nghiệp và cấp trên.
Phát triển kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong thành công nghề nghiệp. Tập trung vào phát triển những kỹ năng này.
Tìm kiếm cơ hội thử thách: Để phát triển, bạn cần đối mặt với những thử thách mới. Tìm kiếm các dự án mới, nhiệm vụ phức tạp hoặc vị trí có trách nhiệm cao để khám phá khả năng của mình.
Tạo mạng lưới xã hội và mối quan hệ trong ngành: Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới và người khác trong ngành. Mạng lưới xã hội có thể giúp bạn học hỏi từ người khác và cung cấp cơ hội mới.
Tham gia nhiều dự án: Tham gia vào các dự án khác nhau trong công ty hoặc tổ chức để mở rộng phạm vi kỹ năng và kiến thức của bạn.
Đề xuất ý tưởng và cải tiến: Đừng ngần ngại đề xuất ý tưởng mới hoặc cách cải tiến quy trình làm việc. Đó có thể là cách để bạn thể hiện tư duy sáng tạo và đóng góp tích cực cho công việc.
Tự quản lý và cải thiện hiệu suất: Theo dõi tiến trình công việc của bạn, xem xét những gì đã hoạt động và điều gì có thể cải thiện. Tự quản lý là khía cạnh quan trọng của phát triển bản thân.
Nhận phản hồi và học hỏi từ sai lầm: Đừng sợ thất bại. Thất bại có thể là cơ hội để học hỏi và phát triển. Hãy luôn mở lòng với phản hồi từ người khác và sẵn sàng khắc phục sai lầm.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất: Sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng để có thể phát triển bản thân trong công việc. Duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, chăm sóc tâm trạng và thúc đẩy sức khỏe thể chất.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quá trình phát triển bản thân là một hành trình dài hơi và không ngừng cải thiện. Tự tin và kiên trì sẽ giúp bạn đạt được những kết quả tốt trong sự nghiệp.
Cần làm gì để phát triển bản thân trong công việc?
Phải làm bao lâu mới được công ty tăng lương?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về nội dung cần có trong hợp đồng như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
d) Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;
đ) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
...
Theo đó, việc tăng lương sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy định của công ty.
Đồng thời, việc tăng vào thời điểm nào sẽ được các bên căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế riêng do người sử dụng lao động ban hành.
Như vậy, làm bao lâu mới được công ty tăng lương sẽ phụ thuộc vào thoả thuận của các bên trong hợp đồng lao động, nội quy lao động hay quy chế của công ty.
Ngoài ra nếu người lao động có cống hiến mang tính đột phá cho doanh nghiệp và công ty xét thấy cần tăng lương thì người lao động vẫn được xét tăng lương trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Nếu đã thoả thuận tăng lương nhưng công ty không thực hiện đúng thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
....
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Theo đó, công ty không nâng lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thể được xem là trả không đủ lương cho người lao động. Tùy theo số lượng lao động có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Đồng thời công ty còng phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.