Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái đắc nhiệm khi nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những chế độ gì?

Cho tôi hỏi điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm của cán bộ được quy định như thế nào? Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái đắc nhiệm khi nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những chế độ gì? Câu hỏi của anh Trung (Nghệ An).

Điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm của cán bộ được quy định như thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2019 quy định về độ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm của cán bộ như sau:

- Độ tuổi tái cử chính quyền ít nhất là 30 tháng và thời điểm tính độ tuổi tái cử chính quyền là tháng 5/2021.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Ít nhất phải từ ½ nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tại thời điểm đại hội hoặc bầu cử của mỗi tổ chức (tính theo tháng) và có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Các trường hợp đặc thù khác còn tuổi công tác từ 01 năm (12 tháng) trở lên, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm đồng ý thì được xem xét tiếp tục tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu gồm:

+ Bí thư là Thủ trưởng, Phó Bí thư cấp ủy chuyên trách trong Đảng bộ của cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp;

+ Các đồng chí tái cử cấp ủy trong Đảng bộ quân sự, công an (tỉnh, huyện) và Đảng bộ bộ đội biên phòng tỉnh;

+ Phó Bí thư Đảng ủy là Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty, tổ chức tài chính và các Ngân hàng thương mại Nhà nước (hoặc Nhà nước có cổ phần chi phối).

Đặc biệt, nếu tuổi của cán bộ, Đảng viên không thống nhất trong hồ sơ thì xác định theo tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng (theo khoản 9.2 Điều 9 Hướng dẫn số 01-HD/TW).

Nếu chỉ ghi năm sinh, không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì xác định là ngày 01 và tháng 01 của năm sinh ghi trong hồ sơ.

Như vậy, ngoài các trường hợp đặc biệt, thông thường cán bộ phải đủ ít nhất 30 tháng (đủ tuổi công tác từ ½ nhiệm kỳ) thì đủ tuổi để được tái cử, tái bổ nhiệm.

Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi?

Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi?

Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi
1. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ sau:
...

Như vậy, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm sẽ được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên;

- Có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ.

Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm khi nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những chế độ gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi
1. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho tổng số hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
d) Đối với cán bộ xếp lương chức vụ:
Tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu;
đ) Đối với cán bộ xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Cán bộ chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ mà trong thời gian giữ bậc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật và tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu.
Cán bộ đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và trong quá trình công tác luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật trong thời gian 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu thì được nâng ngạch không qua thi lên ngạch trên liền kề để nghỉ hưu;
e) Đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.
...

Như vậy, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái đắc nhiệm khi về hưu trước tuổi sẽ được hưởng các chế độ sau:

- Chế độ hưu trí;

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho tổng 20 năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp ½ tháng lương.

Không chỉ vậy, Nghị định này cũng quy định cụ thể về việc xếp lương, nâng bậc lương trước hạn, nâng ngạch của cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm như sau:

- Tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ xếp lương ở bậc 1 của chức danh đang đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên: Xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu;

- Cán bộ chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ mà trong thời gian giữ bậc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật, tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi còn thiếu 01 - 12 tháng để nâng bậc lương thường xuyên: Được nâng bậc lương trước hạn để nghỉ hưu;

- Cán bộ đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và trong quá trình công tác luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật trong thời gian 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu: Nâng ngạch không qua thi lên ngạch trên liền kề để nghỉ hưu.

- Cán bộ xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; có thời gian tham gia quân đội, công an, được Nhà nước tặng huân chương, huy chương nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng đủ 20 năm: Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào