Cán bộ đang nuôi con nhỏ vẫn bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Theo quy định vẫn xử lý kỷ luật đối với cán bộ đang nuôi con nhỏ trong trường hợp nào?

Cán bộ đang nuôi con nhỏ vẫn bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, cán bộ đang nuôi con nhỏ vẫn bị xử lý kỷ luật trong trường hợp sau:

- Đối với cán bộ nữ: Đang nuôi con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên.

- Đối với cán bộ nam:

+ Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhưng không thuộc trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác.

+ Thuộc vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác nhưng đang nuôi con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên.

- Cán bộ có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

Lưu ý: các trường hợp khác cán bộ được tạm hoãn xem xét kỷ luật:

- Cán bộ đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Cán bộ đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Cán bộ là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

- Cán bộ đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Cán bộ đang nuôi con nhỏ vẫn bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Cán bộ đang nuôi con nhỏ vẫn bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ như sau:

- Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không xem xét xử lý kỷ luật.

Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng phải có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP).

Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.

- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ thuộc về ai?

Căn cứ theo quy định Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
3. Trường hợp không có hoặc đang chờ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định phê duyệt kết quả bầu thì cấp có thẩm quyền bầu quyết định xử lý kỷ luật.

Theo đó, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ thuộc về:

- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

- Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

- Trường hợp không có hoặc đang chờ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định phê duyệt kết quả bầu thì cấp có thẩm quyền bầu quyết định xử lý kỷ luật.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào