Cán bộ công đoàn bị kỷ luật khiển trách khi vi phạm quy định về bầu cử như thế nào?
Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn là gì?
Căn cứ tại Điều 33 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Kỷ luật
1. Tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn vi phạm Điều lệ, nghị quyết và các quy định của Tổng Liên đoàn, thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật công minh, chính xác và kịp thời.
2. Hình thức xử lý kỷ luật
a. Đối với tổ chức công đoàn, tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
b. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
c. Đối với đoàn viên công đoàn: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn các cấp, thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Cán bộ công đoàn bị kỷ luật khiển trách khi vi phạm quy định về bầu cử như thế nào?
Cán bộ công đoàn bị kỷ luật khiển trách khi vi phạm quy định về bầu cử như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Vi phạm các quy định về bầu cử
1. Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Được phân công nhiệm vụ trong tổ chức, thực hiện bầu cử nhưng thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, thẩm định, xem xét hồ sơ xin ứng cử dẫn đến sai sót trong quá trình bầu cử.
b) Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình, thủ tục về bầu cử dẫn đến sai sót trong quá trình bầu cử.
c) Cố ý không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình về bầu cử theo quy định, có hành vi làm mất an ninh trật tự nơi bầu cử.
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực đến các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo của tổ chức công đoàn, tổ chức đảng, nhà nước.
2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức:
a) Tổ chức lực lượng, phe nhóm, dòng họ, cục bộ để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh của công đoàn.
b) Có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt nhân sự, nhưng đưa người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bầu, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo.
c) Không trung thực trong việc kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử; có hành vi gian dối trong thực hiện các quy định về bầu cử, bổ nhiệm.
d) Có hành vi mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép người khác hoặc vận động bầu cử trái quy định; cản trở, đe dọa người khác thực hiện quyền ứng cử, đề cử hoặc bầu cử theo quy định.
đ) Không trung thực trong việc kê khai hoặc thẩm định hồ sơ, lý lịch của người ứng cử theo quy định về bầu cử.
...
Theo đó, cán bộ công đoàn vi phạm quy định về bầu cử thuộc một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật khiển trách:
- Được phân công nhiệm vụ trong tổ chức, thực hiện bầu cử nhưng thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, thẩm định, xem xét hồ sơ xin ứng cử dẫn đến sai sót trong quá trình bầu cử.
- Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình, thủ tục về bầu cử dẫn đến sai sót trong quá trình bầu cử.
- Cố ý không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình về bầu cử theo quy định, có hành vi làm mất an ninh trật tự nơi bầu cử.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực đến các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo của tổ chức công đoàn, tổ chức đảng, nhà nước.
Không xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật
1. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
b) Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.
c) Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm không xem xét xử lý kỷ luật:
a) Đã qua đời.
b) Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.
c) Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.
d) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
đ) Mất năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, không xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn trong các trường hợp sau:
- Đã qua đời.
- Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.
- Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
- Mất năng lực hành vi dân sự.