Cán bộ bị xử lý kỷ luật theo trình tự thủ tục nào?

Cho tôi hỏi cán bộ bị xử lý kỷ luật theo trình tự thủ tục nào? Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ thuộc về ai? Câu hỏi của chị Nga (Bình Định).

Cán bộ bị xử lý kỷ luật theo trình tự thủ tục nào?

Tại Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ
1. Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền.
Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.
2. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Theo đó trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ được thực hiện theo quy định trên.

Cán bộ bị xử lý kỷ luật theo trình tự thủ tục nào?

Cán bộ bị xử lý kỷ luật theo trình tự thủ tục nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ thuộc về ai?

Tại Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

Như vậy, thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ thuộc về cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, trừ cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn.

- Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

Có được luân chuyển công tác đối với cán bộ đang bị xử lý kỷ luật?

Tại khoản 3 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định:

Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

Theo quy định nêu trên thì cán bộ đang trong thời hạn xử lý kỷ luật không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển.

Trước đó theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, được sửa đổi bởi khoản 1.3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 (Hết hiệu lực 01/01/2010) như sau:

Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm; trong trường hợp bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.

Như vậy, theo quy định trước đó trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật chỉ bị kéo dài thời gian nâng bậc lương và không được bổ nhiệm các chức vụ cao hơn nhưng vẫn có thể luân chuyển công tác.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào