Ưu điểm và nhược điểm của Freelancer?
Freelancer là ai?
Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là Freelancer.
Tuy nhiên có thể hiểu Freelancer là những người làm việc tự do, là những người được trả tiền để thực hiện công việc cho khách hàng, chủ dự án mà không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc. Đúng như tính chất “free” của công việc, nghề freelance cho phép những người làm việc tự do được phép làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng một lúc, miễn là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.
Tại Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...
Theo đó, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Còn freelancer là người lao động tự do, không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc và không chịu sự giám sát, quản lý của người sử dụng lao động.
Ưu điểm và nhược điểm của Freelancer?
Ưu điểm và nhược điểm của Freelancer?
Freelancer sẽ có những ưu điểm và nhược điểm dưới đây:
*Ưu điểm của Freelancer
- Sự linh hoạt
Có thể thoải mái thời gian làm việc, sắp xếp thứ tự công việc theo mình mong muốn và không bắt buộc nơi bạn làm việc. Bạn có thể đến quán cafe, thư viện, nhà sách hay bất cứ đâu mà bạn muốn thậm chí khi đi du lịch nếu thích bạn cũng có thể sử dụng hình thức này.
- Khả năng tiếp cận với khách hàng nước ngoài dễ dàng, mà không cần đi xa
Trước kia khi phải làm việc với khách nước ngoại bạn phải đến địa điểm và phải xuất cảnh. Thì hiện nay, mạng internet toàn cầu đã được kết nối và freelancer là một hình thức làm việc tuyệt vời đấy.
- Giúp rèn luyện kỹ năng hiệu quả
Có thể chủ động tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân và đúng với năng lực của bản thân từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và sẽ tránh được khả năng làm ở môi trường không phù hợp với mình để rồi không có cơ hội phát triển, loại bỏ những nơi quản lý ngặt nghèo.
- Chủ động kiểm soát hiệu quả
+ Nếu bạn làm cố định trong một công ty bạn sẽ bắt buộc phải làm những việc cấp trên giao phó mà không có quyền từ chối, làm cả những lĩnh vực mà bạn không hề biết và phải làm và hoàn thành trong một thời gian nhất định.
+ Với freelancer bạn có thể từ chối hay tiếp nhận những công việc mình thích hay không thích, không ai ép bạn phải làm công việc này, công việc kia. Cảm thấy đối tác này không còn phù hợp thì mình có thể dễ dàng tìm kiếm đối tác mới tốt hơn. Thật là một điều ao ước phải không nào.
*Nhược điểm của Freelancer
- Yêu cầu tính kỷ luật, tự giác cao
+ Dù tính chất của freelancer là không bắt buộc về mặt thời gian hay địa điểm làm nhưng vấn đề nhất định không thể thiếu chính là sự tự giác và kỷ luật cao. Luôn phải chủ động tìm hiểu, tìm kiếm thông tin, tin tức phục vụ cho công việc, nếu không rất khó để thực hiện hình thức này.
+ Và không có tính tự giác thì bạn sẽ gặp một thử thách đó là sự trì trệ và rất mất nhiều thời gian để hoàn thành được công việc. Bạn có thể kéo dài sự trì trệ 1 2 lần nhưng không thể kéo dài mãi, nếu cứ đà đó đối tác sẽ dần mất kiên nhẫn với bạn và cuối cùng là đưa ra ngừng hợp tác.
- Tính cạnh tranh cao
+ Vốn điều kiện để dùng hình thức freelancer này rất dễ sử dụng và tiếp cận và đương nhiên song song với đó sẽ có rất nhiều người dùng hình thức đó. Vì thế bạn cũng sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn.
+ Để cạnh tranh được tốt bạn phải trang bị sẵn những hành trang tự tin hợp tác và loại bỏ được đối thủ. Nếu bạn không chủ động trau dồi kiến thức thì bạn sẽ tụt khỏi đường đua, càng cạnh tranh nhiều thì môi trường kiến thức càng ngày mở rộng.
- Không được bảo vệ bởi doanh nghiệp
Nếu bạn làm cho doanh nghiệp, khi có trường hợp bùng lương rất thấp nhưng với hình thức freelancer thì khả năng đó sẽ tăng lên rất nhiều và bạn muốn giao tranh để đòi lại được thì khó mà thắng. Vì thế khi tìm kiếm đối tác cần phải kỹ lưỡng chặt chẽ giữ vững quan điểm để tránh mất mát.
Lê Long Triều