Trung thực là gì, biểu hiện của trung thực là gì? Dẫn chứng về lòng trung thực của NLĐ thế nào?

Trung thực là gì, nêu một số biểu hiện của trung thực là gì? Đưa ra dẫn chứng về lòng trung thực của người lao động? Cần mô tả trung thực cho người lao động các thông tin nào khi giao kết hợp đồng?

Trung thực là gì? Biểu hiện của trung thực là gì? Dẫn chứng về lòng trung thực của người lao động thế nào?

Trung thực là một phẩm chất đạo đức quan trọng, thể hiện sự thật thà, chân thành và không gian dối. Người trung thực luôn tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật và can đảm nhận lỗi khi phạm sai lầm. Đây là một khía cạnh quan trọng của nhân cách, giúp xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm từ người khác.

- Biểu hiện của tính trung thực:

+ Không phóng đại: Người trung thực không bao giờ phóng đại sự việc, họ chỉ nói những gì là sự thật.

+ Giữ lời hứa: Họ luôn giữ lời hứa và không thất hứa với người khác.

+ Có trách nhiệm với bản thân: Người trung thực luôn có trách nhiệm với hành động của mình và không đổ lỗi cho người khác.

+ Thừa nhận sai lầm: Họ dũng cảm thừa nhận khi làm sai và học hỏi từ những sai lầm đó.

- Ý nghĩa của trung thực:

+ Xây dựng niềm tin: Trung thực giúp xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm từ người khác, tạo ra các mối quan hệ bền vững và tích cực.

+ Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh: Trong công việc, trung thực giúp tạo ra một môi trường làm việc công bằng và minh bạch.

+ Phát triển cá nhân: Sống trung thực giúp mỗi người phát triển nhân cách, sống thanh thản và hạnh phúc hơn.

- Lòng trung thực là một phẩm chất quan trọng và đáng quý trong cuộc sống và công việc. Dưới đây là một số dẫn chứng về lòng trung thực của người lao động:

+ Không gian lận trong kỳ thi đánh giá năng lực hay trong công việc là biểu hiện của lòng trung thực. Điều này giúp xây dựng uy tín cá nhân và tạo môi trường làm việc lành mạnh.

+ Khi mắc sai lầm, việc dám thừa nhận và sửa chữa lỗi lầm là một biểu hiện của lòng trung thực. Điều này giúp cải thiện bản thân và tạo sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên.

+ Luôn sẵn sàng đứng ra làm chứng cho sự thật, không bao che hay tiếp tay cho những hành vi sai trái. Điều này giúp duy trì sự công bằng và minh bạch trong môi trường làm việc.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Trung thực là gì, biểu hiện của trung thực là gì? Dẫn chứng về lòng trung thực của người lao động thế nào?

Trung thực là gì, biểu hiện của trung thực là gì? Dẫn chứng về lòng trung thực của người lao động thế nào? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động cần mô tả trung thực cho người lao động các thông tin nào khi giao kết hợp đồng?

Theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Theo đó khi giao kết hợp đồng người sử dụng lao động cần mô tả trung thực cho người lao động các thông tin gồm:

- Thông tin về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc;

- Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tin về mức tiền lương, hình thức trả lương;

- Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Các quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ;

- Ngoài ra còn các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Doanh nghiệp cung cấp thông tin không trung thực thì người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Theo đó nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.

Phạm Đại Phước

520 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào