Thất nghiệp tạm thời hiểu thế nào? Tiền trợ cấp khi thất nghiệp tạm thời là bao nhiêu?

Có thể hiểu thế nào về thất nghiệp tạm thời? Nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp tạm thời là gì? Tiền trợ cấp khi thất nghiệp tạm thời người lao động được nhận là bao nhiêu?

Thất nghiệp tạm thời hiểu thế nào?

Thất nghiệp tạm thời, hay còn gọi là thất nghiệp ma sát (frictional unemployment) được hiểu là tình trạng thất nghiệp xảy ra khi người lao động đang trong quá trình tìm kiếm công việc mới hoặc chuyển đổi công việc.

Thất nghiệp tạm thời là một phần tự nhiên của thị trường lao động và thường diễn ra trong thời gian ngắn, từ lúc người lao động nghỉ việc cho đến khi tìm được công việc phù hợp hơn.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Thất nghiệp tạm thời hiểu thế nào? Tiền trợ cấp khi thất nghiệp tạm thời là bao nhiêu?

Thất nghiệp tạm thời hiểu thế nào? Tiền trợ cấp khi thất nghiệp tạm thời là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp tạm thời là gì?

Nguyên nhân của thất nghiệp tạm thời có thể bao gồm:

- Chuyển đổi công việc: Người lao động tự nguyện nghỉ việc để tìm kiếm công việc mới tốt hơn hoặc phù hợp hơn với kỹ năng và sở thích của họ.

- Sinh viên mới tốt nghiệp: Những người mới ra trường thường cần thời gian để tìm kiếm công việc đầu tiên phù hợp với chuyên môn của mình.

- Thay đổi địa điểm sống: Khi người lao động chuyển đến một nơi ở mới, họ có thể cần thời gian để tìm kiếm công việc mới tại địa điểm đó.

- Thay đổi ngành nghề: Người lao động muốn thay đổi ngành nghề hoặc lĩnh vực làm việc, do đó cần thời gian để học hỏi và tìm kiếm cơ hội mới.

- Kết thúc hợp đồng lao động: Khi hợp đồng lao động kết thúc và không được gia hạn, người lao động cần tìm kiếm công việc mới.

Những nguyên nhân trên đều là một phần tự nhiên của thị trường lao động và thường không kéo dài.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Tiền trợ cấp khi thất nghiệp tạm thời là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Theo đó, tiền trợ cấp khi thất nghiệp tạm thời được tính như sau:

Tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp x 60%

Mức hưởng TCTN tối đa = 05 x Mức lương cơ sở

(đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định)

Mức hưởng TCTN tối đa = 05 x Mức lương tối thiểu vùng

(đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định)

Trường hợp mức hưởng TCTN tối đa sẽ phụ thuộc vào mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng.

Lưu ý: Người lao động thất nghiệp tạm thời phải đáp ứng đủ điều kiện nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

>> Tham khảo mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất: TẠI ĐÂY

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Người lao động ghi đầy đủ thông tin cá nhân: Họ tên, Số định danh cá nhân/Chứng minh nhân dân, Số sổ BHXH, Số điện thoại và một số thông tin cơ bản khác.

- Tại (1) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.

- Tại (2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP.

Nguyễn Trần Thị Ánh Loan

255 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào