Những tố chất cần có để học ngành Luật là gì?

Luật là ngành học đòi hỏi tính trung thực, chính trực của người làm luật. Ngoài ra, sinh viên cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, không tham nhũng, vụ lợi. Vậy những tố chất cần có để học ngành Luật là gì?

Những tố chất cần có để học ngành Luật là gì?

Luật là ngành học đòi hỏi tính trung thực, chính trực của người làm luật. Ngoài ra, sinh viên cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, không tham nhũng, vụ lợi. Sinh viên Luật cần tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích của người khác. Dưới đây là một số tố chất để học ngành Luật:

Đam mê đối với ngành Luật

Theo ghi nhận của một cuộc khảo sát, hầu hết những người học tập và làm việc cùng với niềm đam mê của mình thường có tỉ lệ thành công rất cao. Bởi khi đó, bạn sẽ không cho phép mình bỏ cuộc, luôn sẵn sàng tiếp nhận công việc trong trạng thái vui tươi, hào hứng. Ngoài ra, đây cũng chính là động lực thúc đẩy bạn vượt qua khó khăn, dám đương đầu với thử thách và luôn cảm thấy hứng thú trong quá trình học ngành Luật. Vậy nên, niềm đam mê là yếu tố quan trọng đối với ngành Luật giúp ta khám phá được những tiềm năng, thế mạnh còn ẩn giấu của bản thân.

Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt

Đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xã hội và đặc biệt ở ngành luật đòi hỏi phải đọc rất nhiều các loại sách. Cạnh đó, bạn còn cần cập nhật những thông tin khác nhau để có thể hiểu và nắm bắt được toàn bộ những bộ luật hiện có và vận dụng tốt trong mọi trường hợp.

Ngành Luật bao gồm những lĩnh vực thường gặp như: dân sự; hình sự; đất đai; lao động,... và một số lĩnh vực khác vẫn chưa phổ biến như: khiếu nại - tố cáo; cư trú hộ tịch; bảo hiểm,... Do vậy, việc đọc sách và tài liệu sẽ là yêu cầu và là tố chất thiết yếu để trở thành một luật sư, một chuyên gia tư vấn vấn pháp luật tương lai. Ngoài ra, các bộ luật liên tục được cập nhật và sửa đổi bổ sung, đòi hỏi người làm việc trong lĩnh vực này cần nắm bắt chính xác và kịp thời những thông tin đó.

Tự tin trước đám đông

Không phải ngẫu nhiên mà sinh viên Luật có tỷ lệ đứng trước lớp thuyết trình hoặc trình bày với tỷ lệ khá cao. Bởi đây là cơ hội để các bạn có thể rèn luyện khả năng giao tiếp và diễn đạt suy nghĩ của mình một cách tự tin trước đám đông. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trước nhiều người với giọng nói truyền cảm, mạch lạc, đầy sức thuyết phục… thì chắc chắn bạn hoàn toàn phù hợp với ngành Luật.

Yêu thích sự tranh luận

Luật sư là người có khả năng phân tích nhằm đưa ra những quan điểm chính xác cùng lý luận sắc bén kết hợp cùng nền tảng kiến thức vững chắc của bản thân để tiến hành thuyết phục thẩm phán và bồi thẩm đoàn rằng lý lẽ đưa ra là hoàn toàn thuyết phục. Trong các cuộc tranh luận, nếu bạn luôn là người đưa ra được những ý kiến đầy sức thuyết phục và nhận được sự đồng tình của mọi người thì khi đó bạn đã sở hữu được một trong những tố chất quan trọng của một người làm luật.

Khả năng giải quyết vấn đề

Khi trở thành một luật sư, các bạn sẽ phải đối mặt với không ít các vấn đề khó khăn và hóc búa. Chính vì vậy, việc sở hữu cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.

Trong trường hợp bạn bè bạn gặp khó khăn, bạn có thể dễ dàng đề xuất hướng giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn thích giải quyết khó khăn và thử thách, ngành luật sẽ là ngành thích hợp với bạn.

Kiên trì và nhẫn nại

Kiên trì và nhẫn nại là một tố chất không thể thiếu của người làm luật. Bạn cần cố gắng kiên trì theo đuổi cho tới khi bạn "chiến thắng" trong cuộc tranh tụng. Sự kiên trì sẽ giữ cho bạn không phải bỏ cuộc hay lẫn trốn khi gặp các vấn đề hoặc khó khăn, thách thức phía trước.

Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt

Ngoài những yếu tố trên, người học luật cần phải trau dồi khả năng đàm phán và kỹ năng lắng nghe. Trước mỗi sự vụ, luật sư cần phải mềm mỏng, uyển chuyển để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra.

Đã từng có người nào đó chia sẻ vấn đề họ gặp phải và tìm tới bạn về những lời khuyên chưa? Bạn có lắng nghe họ một cách kiên nhẫn không? Nếu bạn là mẫu người thường dành thời gian của mình để lắng nghe vấn đề của bạn bè vậy thì nghề luật chắc chắn sẽ phù hợp với bạn.

Có khả năng thuyết phục

Là một luật sư, bạn luôn phải thuyết phục mọi người, để họ lắng nghe những gì bạn nói. Sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển ý kiến của tòa theo hướng có lợi cho khách hàng và thuyết phục khách hàng của bạn rằng những gợi ý của bạn là tốt nhất cho họ.

Cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập trên mọi lĩnh vực, việc sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Những tố chất cần có để học ngành Luật là gì?

Những tố chất cần có để học ngành Luật là gì?

Điều kiện hành nghề luật sư hiện nay là gì?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định:

Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Như vậy, điều kiện hành nghề luật sư là:

- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Lê Long Triều

436 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào