Nhiệm vụ chính của Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự là ai? Nhiệm vụ chính của Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự là ai?

Giám đốc nhân sự (CHRO) là người điều hành các hoạt động nhân sự, quản trị nguồn nhân lực và văn hoá của một tổ chức, tên tiếng Anh của Giám đốc Nhân sự là Chief Human Resources Officer (viết tắt CHRO). Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tổ chức có đủ nhân lực chất lượng để đáp ứng yêu cầu công việc, quản lý quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, quản lý chế độ và chính sách nhân sự, thu hút và giữ chân nhân tài, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về lao động.

Ngoài ra, giám đốc nhân sự thường tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược tổ chức và đóng vai trò tư vấn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến nhân sự và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính của Giám đốc nhân sự là gì?

Nhiệm vụ chính của Giám đốc nhân sự là gì?

Nhiệm vụ chính của Giám đốc Nhân sự là gì?

Lãnh đạo, quản lý

- Đóng vai trò là giám đốc cấp cao trong doanh nghiệp, giám đốc nhân sự có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Giám đốc nhân sự có trách nhiệm đưa ra những chiến lược, kế hoạch quản lý nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

- Đồng thời, Giám đốc nhân sự cũng có nhiệm vụ giám sát, đánh giá, chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của bộ phận nhân sự. Theo đó, họ cần đưa ra những hướng dẫn, hỗ trợ, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, thu hút, giữ chân nhân tài và giải quyết mâu thuẫn khi cần thiết.

- Giám đốc nhân sự cần đảm bảo rằng, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được phổ biến với tất cả mọi người, và giúp toàn thể nhân viên hiểu rằng mọi hành vi của họ tác động rất lớn tới văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cần đưa ra cơ chế thưởng phạt phù hợp cho nhân viên, tạo ra môi trường kinh doanh năng động trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Quan tâm giá trị con người

- Yếu tố con người là nền tảng để mọi doanh nghiệp tồn tại. Giám đốc nhân sự cần có nhiệm vụ kết nối nguồn nhân lực đa dạng, đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh, năng động, họ không chỉ quan tâm đến niềm vui của nhân viên mà còn quan tâm đến đạo đức, niềm tin và sự công bằng, bình đẳng giữa tất cả mọi người.

- Những điều này rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tận tâm của nhân viên, có được niềm vui trong công việc bên cạnh những khó khăn, đồng thời cam kết về sự gắn bó lâu dài với tổ chức. Giám đốc nhân sự kết nối mọi người, giúp tổ chức tạo thành một tập thể đoàn kết, văn minh.

Tìm hiểu, dự đoán về nghề nghiệp trong tương lai

- Giám đốc nhân sự phải tận dụng những hiểu biết về xu hướng kinh doanh, xã hội, chính trị,... để nắm bắt về nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Điều này giúp họ thu hút nguồn nhân lực tài năng, xây dựng đội ngũ nhân lực phù hợp để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

- Đồng thời họ cũng cần đánh giá về khoảng cách giữa khả năng hiện tại và nhu cầu trong tương lai của doanh nghiệp, đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực cho tổ chức. Giám đốc nhân sự cần tìm hiểu về những vị trí việc làm mà công ty đối thủ đang tuyển để dự đoán xu hướng cũng như năng lực nghề nghiệp trong tương lai.

Quyết định

- Giám đốc nhân sự có nhiệm vụ đưa ra các quyết định quan trọng, các chiến lược liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Bao gồm lãnh đạo, phát triển nhân sự, đảm bảo sự phát triển của hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp thông qua nguồn nhân lực và văn hóa công ty.

- Giám đốc nhân sự cũng đảm bảo đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức, đưa ra các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của công ty. Ngoài ra, họ cũng có chức năng cố vấn cho Ban lãnh đạo cấp cao, các trưởng bộ phận trong vấn đề kinh doanh cũng như quản lý nhân sự.

Kết nối nhân viên với đơn vị sử dụng lao động

Giám đốc nhân sự được xem là cầu nối kết nối nhu cầu của nhân viên với đơn vị sử dụng lao động. Một mặt họ vận động đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhân viên khi cân nhắc đến các vấn đề tài chính. Mặt khác, họ cùng với ban điều hành xây dựng các cơ chế về lương thưởng, đãi ngộ nhằm cân bằng sự hài lòng của nhân viên và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Nhiệm vụ này của giám đốc nhân sự bao gồm việc xác định, xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự cần duy trì sự gắn kết giữa các nhân viên, tạo ra một môi trường lành mạnh nơi mà mọi người đều được đối xử công bằng, thân thiện, hỗ trợ, tạo động lực để thúc đẩy hiệu suất làm việc.

- Đặc biệt là ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, giám đốc nhân sự cần phải có tư duy để xây dựng văn hóa phù hợp với công nghệ, hoạt động của cuộc cách mạng chuyển đổi số. Họ chính là người thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp để gắn kết mọi người lại với nhau.

Phân tích

- Giám đốc nhân sự có nhiệm vụ phân tích, bao gồm việc tận dụng các công cụ quản lý để nắm bắt, tổ chức và xây dựng nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Vị trí Giám đốc nhân sự đòi hỏi cần có khả năng phân tích, đánh giá hiệu suất làm việc, cũng như tìm ra những điểm yếu và đưa ra phương án cải thiện cho mỗi nhân viên.

- Bên cạnh đó, giám đốc nhân sự cũng chuyển những kết quả đã phân tích cho các trưởng bộ phận hoặc giám đốc kinh doanh để áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lê Long Triều

1759 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào