Người quản lý là gì? Mục tiêu của người quản lý cần hướng đến là gì?

Cho tôi hỏi người quản lý là gì? Mục tiêu của người quản lý cần hướng đến là gì? Câu hỏi từ chị B.N (Kiên Giang).

Người quản lý là gì?

Người quản lý là một cá nhân có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành và giám sát hoạt động của một nhóm hoặc tổ chức. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn lực, và đảm bảo rằng mục tiêu của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả.

Người quản lý cũng cần có khả năng giao tiếp tốt, ra quyết định sáng suốt, và giải quyết vấn đề nhanh chóng để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức và nhân viên. Họ cũng là người hỗ trợ và phát triển kỹ năng của nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát triển sự nghiệp và đóng góp vào thành công chung của tổ chức.

>> Khả năng quản lý quan trọng như thế nào trong tổ chức?

Người quản lý là gì? Mục tiêu của người quản lý cần hướng đến là gì?

Người quản lý là gì? Mục tiêu của người quản lý cần hướng đến là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của người quản lý cần hướng đến là gì?

Nhìn chung, mỗi lĩnh vực thì người quản lý sẽ có những mục tiêu cụ thể khác nhau, tuy nhiên cho dù lĩnh vực nào đi chẳng nữa thì phải đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu chung dưới đây:

- Tạo ra sự thống nhất

Người quản lý phải biết cách quản lý tạo ra sự thống nhất ý chí giữa bản thân và nhân viên với nhau, liên kết mọi người để đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung. Đây là mục tiêu rất khó khăn bởi vì phải biết cứng rắn và mềm dẻo đúng lúc.

- Định hướng sự phát triển

Định hướng sự phát triển của tổ chức đi theo mục tiêu và phương hướng chung, nhằm mang đến kết quả cao nhất trong công việc. Bởi bất kỳ định hướng nào sai lệch với mục tiêu chung đều sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển của tổ chức và tinh thần làm việc của mọi người.

- Tổ chức

Biết cách tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động các đoàn thể, tổ chức sao cho giảm được độ bất định mang đến mục tiêu quản lý cao. Một tổ chức thành công nhờ vào sự nỗ lực của tất cả mọi người, đặc biệt khi họ phối hợp với nhau và người quản lý chính là cầu nối để tạo nên điều đó. Mục tiêu quản lý cao nhất đó chính là tạo nên một tập thể vững mạnh, gắn kết và đồng hành lâu dài.

- Kiểm soát

Một chức năng quan trọng khác của nhà quản lý là kiểm soát, bao gồm việc theo dõi, đánh giá quá trình tiến hành công việc và kết quả đạt được. Nhà quản lý cần thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ số đo lường, đồng thời theo dõi, đánh giá hiệu suất để đảm bảo rằng công ty đang hoạt động theo đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu có sai sót, nhà quản lý phải áp dụng các biện pháp sửa đổi và cải thiện để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn.

- Tạo động lực cho nhân viên

Luôn đốc thúc các cá nhân làm việc, tạo động lực trong mọi tình huống, luôn có cách xử lý mềm mỏng khi cá nhân vi phạm. Nếu là người quản lý cứng nhắc và không biết lắng nghe thì chắc chắn đội ngũ của bạn sẽ không bao giờ có thể tiến lên cùng nhau và đạt kết quả tốt được.

- Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Tạo môi trường làm việc vui vẻ, ổn định, bền vững, phát triển cho mọi người, giúp họ cảm nhận được động lực và sự công nhận từ cấp trên. Người quản lý là gì trong mục tiêu chung này, đó chính là người mang năng lượng tích cực tới cho nhân viên của họ, giúp nhân viên cảm nhận sự quan tâm và trân trọng mà tổ chức dành cho họ.

- Quản lý xung đột

Người quản lý cũng giải quyết xung đột khi cần thiết, bao gồm cả xung đột giữa các thành viên trong nhóm của họ. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải thường xuyên rèn luyện các kỹ năng giải quyết và hòa giải các xung đột tại nơi làm việc. Giúp họ duy trì một môi trường làm việc tích cực cho đội ngũ.

Người quản lý doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...

Theo quy định trên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Như vậy, điều đó đồng nghĩa trường hợp người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phan Thị Huyền Trân

3213 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào