Ngôn ngữ lập trình là gì, có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Ngôn ngữ lập trình dụng để làm gì?
- Ngôn ngữ lập trình là gì, có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Ngôn ngữ lập trình dụng để làm gì?
- Kiến thức cần có đối với người học nghề lập trình máy tính trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thế nào?
- Kiến thức cần có đối với người học nghề lập trình máy tính trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp ra sao?
Ngôn ngữ lập trình là gì, có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Ngôn ngữ lập trình dụng để làm gì?
Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống các quy tắc và cú pháp được sử dụng để viết chương trình máy tính. Nó bao gồm một tập hợp các lệnh và khái niệm để định nghĩa và thực hiện thuật toán, cũng như tạo ra nhiều loại đầu ra khác nhau.
Ngôn ngữ lập trình giúp lập trình viên giao tiếp với máy tính hoặc các thiết bị số khác như điện thoại, bo mạch điện tử. Một số ví dụ phổ biến của ngôn ngữ lập trình bao gồm C, C++, Java, và Python.
Ngôn ngữ lập trình hiện nay được chia thành ba loại chính:
- Ngôn ngữ máy (Machine language): Đây là ngôn ngữ cơ bản nhất, trực tiếp điều khiển phần cứng của máy tính bằng các mã nhị phân (0 và 1).
- Hợp ngữ (Assembly language): Ngôn ngữ này sử dụng các mã lệnh ngắn gọn, dễ nhớ hơn so với ngôn ngữ máy, nhưng vẫn gần gũi với phần cứng.
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao (High-level programming language): Đây là các ngôn ngữ dễ đọc và viết hơn, gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên của con người. Một số ví dụ phổ biến bao gồm Python, Java, C++, và JavaScript.
Ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo ra các chương trình máy tính và ứng dụng phần mềm. Dưới đây là một số ứng dụng chính của ngôn ngữ lập trình:
- Phát triển phần mềm: Tạo ra các ứng dụng máy tính, phần mềm hệ thống, và các công cụ tiện ích.
- Phát triển web: Xây dựng và duy trì các trang web và ứng dụng web.
- Phát triển ứng dụng di động: Tạo ra các ứng dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
- Lập trình nhúng: Viết phần mềm cho các thiết bị nhúng như bộ điều khiển vi mạch, thiết bị IoT.
- Phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo: Sử dụng trong các lĩnh vực như học máy, phân tích dữ liệu lớn, và trí tuệ nhân tạo.
- Phát triển game: Tạo ra các trò chơi điện tử và ứng dụng giải trí.
Ngôn ngữ lập trình là gì, có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Ngôn ngữ lập trình dụng để làm gì? (Hình từ Internet)
Kiến thức cần có đối với người học nghề lập trình máy tính trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thế nào?
Đối với người học nghề lập trình máy tính, sẽ chia ra làm 2 trình độ: Trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp.
Tại tiểu mục 2 Mục A Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH, có quy định về kiến thức đối với người học nghề lập trình máy tính như sau:
- Giải thích được các kiến thức cơ bản về máy tính; Công nghệ thông tin (CNTT) và các thuật ngữ chuyên ngành.
- Trình bày được các thông số về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm máy tính; An ninh an toàn thông tin;
- Trình bày được kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phiên bản và tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Quy trình phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Trình bày được các kỹ thuật lập bảng khảo sát, bảng câu hỏi lấy yêu cầu từ khách hàng chuẩn bị cho xây dựng phần mềm ứng dụng;
- Trình bày được quy trình, phương thức phân tích và thiết kế phần mềm;
- Trình bày được phương pháp lập trình với các công nghệ tiên tiến (như .Net, Java,…);
- Phân tích và lập nội dung các nhu cầu sử dụng dữ liệu của khách hàng trong việc lập báo cáo.
- Trình bày được quy trình, phương thức phân tích và thiết kế ứng dụng trên thiết bị di động;
- Mô tả được các thói quen sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động của khách hàng;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình trên nền tảng thiết bị di động với các công nghệ tiên tiến (như Android, IOS,…);
- Trình bày được phương pháp lập trình ứng dụng web;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình ứng dụng web trên nền máy tính và thiết bị di động;
- Trình bày được quy trình phát triển phần mềm và quy trình kiểm thử; Các kỹ thuật kiểm thử phần mềm;
- Trình bày được cách sử dụng dữ liệu kiểm thử, trường hợp kiểm thử phần mềm; Các giai đoạn kiểm thử, các hình thức kiểm thử phần mềm;
- Quản lý được dự án phần mềm;
- Giải thích được về luật pháp CNTT; an toàn thông tin; sở hữu trí tuệ;
- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Kiến thức cần có đối với người học nghề lập trình máy tính trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp ra sao?
Theo tiểu mục 2 Mục B Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH, có quy định:
- Giải thích được các kiến thức cơ bản về máy tính; Công nghệ thông tin (CNTT) và các thuật ngữ chuyên ngành.
- Trình bày được các thông số về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm máy tính; An ninh an toàn thông tin;
- Trình bày được kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phiên bản và tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Quy trình phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Trình bày được các kỹ thuật lập bảng khảo sát, bảng câu hỏi lấy yêu cầu từ khách hàng chuẩn bị cho xây dựng phần mềm ứng dụng;
- Trình bày được phương pháp lập trình với các công nghệ tiên tiến (như .Net, Java,…);
- Trình bày được phương pháp lập trình ứng dụng web;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình ứng dụng web trên nền máy tính;
- Phát triển được dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm phần mềm;
- Giải thích được về luật pháp CNTT; an toàn thông tin; sở hữu trí tuệ;
- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;
- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Phạm Đại Phước