Ngành Luật Kinh tế là gì? Ngành Luật Kinh tế học những gì?
Ngành Luật Kinh tế là gì?
Ngành Luật kinh tế chính là ngành học về cách thức nghiên cứu và áp dụng kiến thức luật pháp mà nhà nước quy định đối với lĩnh vực kinh tế, thương mại. Tham gia học ngành này, kỹ năng nghề nghiệp sinh viên cần đạt được sau khi tốt nghiệp đó là am hiểu các kiến thức về Luật pháp và áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hợp pháp và thỏa đáng nhất.
Để học tốt ngành Luật Kinh tế, sinh viên cần sở hữu hoặc trau dồi những tố chất sau đây:
- Trí tuệ: Ngành Luật Kinh tế đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, khả năng tư duy logic và phân tích vấn đề. Sinh viên cần có trí tuệ tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả.
- Công bằng, trung thực: Luật Kinh tế là ngành học điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Vì thế đòi hỏi sinh viên cần có sự công bằng, trung thực trong khi giải quyết các vấn đề pháp lý.
- Khả năng làm việc nhóm: Ngành Luật Kinh tế yêu cầu sinh viên thường xuyên làm việc nhóm. Điều này để giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp. Do đó, sinh viên cần có khả năng làm việc nhóm tốt, phối hợp hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm.
- Khả năng giao tiếp tốt: Làm việc trong lĩnh vực Luật Kinh tế thường phải giao tiếp với các đối tượng khác nhau. Từ khách hàng, đối tác đến các cơ quan nhà nước. Do đó, sinh viên cần có khả năng giao tiếp tốt. Từ đó có thể truyền đạt thông tin và thuyết phục người khác.
- Khả năng chịu áp lực: Do phải thường xuyên xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp nên sinh viên cần có sự tập trung cao. Đặc biệt là khả năng chịu áp lực tốt.
Ngành Luật Kinh tế là gì? Ngành Luật Kinh tế học những gì?
Ngành Luật Kinh tế học những gì?
Để đem đến cho sinh viên cơ hội nghề nghiệp tốt nhất khi tham gia học ngành Luật Kinh tế, các trường luôn chú trọng đào tạo cho sinh viên những kỹ năng cần thiết. Theo đó để trở thành một trong những ứng cử viên ưu tú cho ngành này, trong quá trình đào tạo sinh viên cần phải siêng năng, cần mẫn, ham học hỏi, quan sát, tìm hiểu để có thể nắm vững các kiến thức sau:
Về chuyên môn luật pháp luật
- Các kiến thức về Luật: Luật hiến pháp, Luật hành chính, luật thương mại, luật hình sự, Luật lao động, Luật tố tụng,…
- Các kiến thức trong lĩnh vực kinh tế: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, Quản trị học,…
Đối kiến thức chuyên ngành này, sinh viên không những phải ghi nhớ mà còn phải biết hình dung cách vận dụng luật vào trong đời sống thực tiễn để có thể tiếp thu kiến thức chuyên sâu nhất. Tham gia các phiên tòa giả định tại trường là một trong những cách hiệu quả để vận dụng kiến thức.
Về Kiến thức bổ trợ
Thành công của ngành này không chỉ phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn của bạn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tưởng như không liên quan mà lại rất liên quan sau:
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng xử lý tình huống,…. Đối với ngành Luật kinh tế thì các Kỹ năng mềm này trở thành một phần trong kỹ năng giải quyết công việc Thiếu các kỹ năng này, bạn có có thể giải quyết tình huống trong công việc một cách trôi chảy.
- Khả năng tiếng Anh: Sinh viên sẽ được học các học phần anh văn từ anh văn đại cương đến tiếp xúc với anh văn chuyên ngành để xử lý tài liệu, văn bản có yếu tố nước ngoài.
- Kỹ năng tin học: bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại, ứng dụng những phần mềm tốt nhất phục vụ cho công việc.
Cơ hội việc làm ngành Luật Kinh tế
Với sự phát triển rầm rộ các doanh nghiệp như hiện nay, các bạn ứng viên ngành Luật kinh tế không cần phải quá lo lắng về cơ hội nghề nghiệp của bản thân. Các doanh nghiệp đều mong muốn phát triển một cách bền vững trên nguyên tắc tôn trọng pháp luật nên luôn tìm kiếm chuyên viên Luật kinh tế đảm nhiệm nhiệm vụ tư vấn, xử lý các sự việc liên quan đến luật pháp của doanh nghiệp mình. Không chỉ là ứng viên tiềm năng đối với các doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế còn có nhiều cơ hội việc làm rộng mở.
Nếu đã tích lũy được vốn kiến thức kha khá về ngành này, các bạn có thể ứng tuyển với các vị trí công việc sau:
- Chuyên viên tư vấn pháp lý tại các doanh nghiệp, phân tích, giải quyết các vấn đề kinh tế gặp phải trong quá trình phát triển kinh doanh.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các văn phòng, tổ chức, cơ quan nhà nước thực thi pháp luật.
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp luật tại các văn phòng luật sư, tổ chức pháp luật.
- Chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư.
- Chuyên viên tư vấn về vấn đề tài chính, đầu tư, hỗ trợ khách hàng.
- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có đào tạo Ngành Luật Kinh tế.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lê Long Triều