Khái niệm nền kinh tế tri thức là gì? Nền kinh tế tri thức có tác động đến mức lương người lao động không?

Cho tôi hỏi khái niệm nền kinh tế tri thức là gì? Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng đến mức lương người lao động hay không? Câu hỏi của chị X.C (Lạng Sơn)

Khái niệm nền kinh tế tri thức là gì?

Theo Hội Khai Trí Tiến Đức trong từ điển tiếng Việt năm 1931 chỉ rõ: Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge) bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Trong tiếng Việt, cả "tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết.

Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Trong kinh tế tri thức, các hoạt động sáng tạo, truyền bá và sử dụng tri thức được coi là động lực chủ yếu để tạo ra việc làm, của cải và tăng trưởng trong tất cả các ngành kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.

Hoạt động kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức; sáng tạo và đổi mới là động lực phát triển; Hoạt động kinh tế có tính toàn cầu hoá, mạng thông tin là kết cấu hạ tầng quan trọng nhất. Kinh tế tri thức dựa trên tiềm năng trí tuệ con người đó là tiềm năng và sức mạnh của con người thể hiện ở phương diện: Óc quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, kỹ năng thực hiện để con người có thể hoàn thành một hoặc một số công việc nhất định.

Xem thêm: https://truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/tim-hieu-doi-net-ve-kinh-te-tri-thuc-kinh-te-so-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-va-ung-dung-cong-nghe-so-nham-phat-trien-giao-duc-dao-tao-o-tinh-binh-phuoc-den-nam-2030-2056.html

Khái niệm nền kinh tế tri thức là gì?

Khái niệm nền kinh tế tri thức là gì? Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng đến mức lương người lao động hay không?

Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng đến mức lương người lao động hay không?

Dưới đây là một số cách mà nền kinh tế tri thức có thể tác động đến mức lương:

Giá trị của tri thức: Trong nền kinh tế tri thức, tri thức được coi là một nguồn lực quan trọng và có giá trị cao. Các công việc đòi hỏi kỹ năng và kiến thức cao thường có xu hướng được trả lương cao hơn so với những công việc đơn giản và lặp lại.

Kỹ năng chuyên sâu: Các công việc yêu cầu kỹ năng chuyên sâu và đào tạo chuyên sâu thường đi kèm với mức lương cao. Người lao động có khả năng áp dụng tri thức và sử dụng công nghệ mới thường được đánh giá cao và có mức lương tương xứng.

Sự cạnh tranh: Trong môi trường kinh tế tri thức, sự cạnh tranh giữa các cá nhân và doanh nghiệp là khốc liệt. Người lao động có kỹ năng và khả năng sáng tạo cao hơn thường có lợi thế trong thị trường lao động và có khả năng đòi hỏi mức lương cao hơn.

Sự chuyển đổi công nghệ: Các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ và tri thức cao thường có khả năng tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn. Người lao động có thể tham gia vào các ngành này thường được trả mức lương cao hơn.

Quản lý thông tin và dữ liệu: Công việc liên quan đến quản lý thông tin, phân tích dữ liệu, và sử dụng công nghệ thông tin thường được đánh giá cao và có thể được trả lương cao hơn trong nền kinh tế tri thức.

Tóm lại, mức lương trong nền kinh tế tri thức thường phản ánh giá trị của tri thức và kỹ năng chuyên sâu, cũng như sự cạnh tranh và sự chuyển đổi công nghệ trong thị trường lao động.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả nền kinh tế tri thức) cũng sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động.

Mức lương tối thiểu đang áp dụng cho người lao động hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.

+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.

+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.

+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Lưu ý: mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Như vậy, công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

Lê Bửu Yến

1276 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào