Giáng sinh là gì, Giáng sinh là ngày nào, Giáng sinh là thứ mấy, Giáng sinh là tháng mấy? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?

Giáng sinh là gì, Giáng sinh là ngày nào, Giáng sinh là thứ mấy, Giáng sinh là tháng mấy? Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?

Giáng sinh là gì, Giáng sinh là ngày nào, Giáng sinh là thứ mấy, Giáng sinh là tháng mấy?

Giáng sinh, còn được gọi là lễ Noel hoặc Christmas, là một ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su Kitô. Được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 hàng năm, Giáng sinh không chỉ là một dịp tôn giáo quan trọng đối với người theo đạo Kitô, mà còn trở thành một lễ hội văn hóa phổ biến trên toàn thế giới.

Trong dịp này, mọi người thường trang trí cây thông Noel, trao đổi quà tặng, và tham gia các hoạt động vui chơi, ca hát. Đây cũng là thời điểm để gia đình sum họp và tận hưởng không khí ấm áp của mùa lễ hội.

Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 hàng năm. Năm nay, ngày 25 tháng 12 rơi vào thứ Tư.

Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?

Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ các tín hữu Kitô giáo ở vùng đất hiện nay là Israel và Palestine. Ban đầu, lễ này được tổ chức để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su Kitô, người mà các tín hữu Kitô giáo tin là Thiên Chúa xuống thế làm người.

Theo thời gian, lễ Giáng sinh đã lan rộng và trở thành một ngày lễ quốc tế, được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới với các phong tục và truyền thống khác nhau.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Giáng sinh là gì, Giáng sinh là ngày nào, Giáng sinh là thứ mấy, Giáng sinh là tháng mấy? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?

Giáng sinh là gì, Giáng sinh là ngày nào, Giáng sinh là thứ mấy, Giáng sinh là tháng mấy? Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào? (Hình từ Internet)

Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ tết sau:

- Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy ngày Giáng sinh không phải ngày lễ tết của người lao động.

Người lao động tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm gì?

Theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người lao động tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm sau:

- Về quyền của người lao động khi tham gia lễ hội:

+ Người lao động có quyền thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

+ Thể hiện các mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

+ Được quyền giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

- Về trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội:

+ Người lao động cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

+ Phải ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không được nói tục hay chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

+ Khi thắp hương, đốt vàng mã thì phải đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy dẫn đến mất trật tự an ninh; phỉa có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường;

+ Không được tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

+ Không được thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

+ Nếu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì người lao động còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; người lao động không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Phạm Đại Phước

lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào