Cầu lao động là gì, ví dụ? Lý thuyết cung cầu lao động thế nào?

Cầu lao động là gì, nêu một số ví dụ về cầu lao động? Lý thuyết cung cầu lao động như thế nào? Công ty muốn tuyển dụng lao động có thể thông qua những hình thức nào?

Cầu lao động là gì, ví dụ? Lý thuyết cung cầu lao động như thế nào?

Cầu lao động là lượng nhu cầu lao động mà một nền kinh tế hoặc công ty sẵn sàng sử dụng tại một thời điểm nhất định. Nhu cầu này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức lương, năng suất lao động, và nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động:

- Mức lương: Khi mức lương tăng, các công ty có thể giảm nhu cầu thuê lao động do chi phí tăng lên.

- Năng suất lao động: Nếu năng suất lao động tăng, các công ty có thể cần ít lao động hơn để sản xuất cùng một lượng sản phẩm.

- Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ: Khi nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tăng, cầu lao động cũng sẽ tăng theo.

- Công nghệ: Sự tiến bộ công nghệ có thể làm giảm nhu cầu lao động nếu máy móc và công nghệ thay thế được công việc của con người.

Ví dụ:

- Công ty sản xuất: Nếu một công ty sản xuất ô tô nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, họ sẽ cần thuê thêm lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng lên.

- Ngành dịch vụ: Trong mùa du lịch, các khách sạn và nhà hàng thường tăng cường tuyển dụng nhân viên để phục vụ lượng khách tăng cao.

Lý thuyết cung cầu lao động là một phần quan trọng trong kinh tế học, giúp giải thích cách thức thị trường lao động hoạt động và cách các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến số lượng lao động được thuê và mức lương.

Quan hệ cung cầu lao động xác định mức lương cân bằng và số lượng lao động được thuê trong thị trường lao động. Khi cầu lao động vượt quá cung lao động, mức lương có xu hướng tăng lên. Ngược lại, khi cung lao động vượt quá cầu lao động, mức lương có xu hướng giảm xuống.

*Thông tin mang tính chất tham khảo.

Cầu lao động là gì, ví dụ? Lý thuyết cung cầu lao động như thế nào?

Cầu lao động là gì, ví dụ? Lý thuyết cung cầu lao động như thế nào? (Hình từ Internet)

Công ty muốn tuyển dụng lao động có thể thông qua những hình thức nào?

Theo Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Theo đó người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động theo nhu cầu thông qua 03 cách sau:

- Trực tiếp tuyển dụng.

- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm.

- Thông qua doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.

Đồng thời theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Theo đó công ty phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Hành vi quảng cáo gian dối để tuyển dụng lao động sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó nếu người sử dụng lao động có hành vi quảng cáo gian dối để tuyển dụng lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Phạm Đại Phước

lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào