Cần chuẩn bị những gì trước khi đi thực tập?
Vai trò của việc đi thực tập?
Đi thực tập là cơ hội giúp các bạn phát triển tư duy, giúp sinh viên tiếp cận, rèn luyện phương pháp, kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức công việc, làm quen với môi trường thực tế tại doanh nghiệp. Cùng với đó sinh viên có dịp vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn để có thể bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tự chủ trong công việc.
Quá trình thực tập là quãng thời gian quý giá đối với sinh viên thông qua trải nghiệm môi trường thực tế giống như một nhân viên tại doanh nghiệp. Về điểm chung, sinh viên vẫn phải hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra trong công việc.
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi thực tập?
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi thực tập?
Chuẩn bị giấy tờ khi đi thực tập
- Đơn xin thực tập: là lá đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh tại các công ty, doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo bài viết: Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên để nắm cách tạo một lá đơn chuyên nghiệp.
- Giấy giới thiệu của nhà trường: loại giấy tờ này không bắt buộc, tùy vào quy định của từng tổ chức. Nếu bạn được nhà tường sắp xếp cho công việc thực tập thì bạn sẽ cần loại giấy tờ này. Còn trong trường hợp bạn tự chọn đơn vị thực tập thì nên chuẩn bị sẵn, phòng trường hợp tổ chức đó yêu cầu.
- Bộ hồ sơ xin việc: tùy vào quy định của tổ chức mà bạn có thể phải chuẩn bị hồ sơ xin việc hoặc không. Thông thường một bộ hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Sơ yếu lý lịch tự thuật
+ Giấy khám sức khỏe
+ Bản sao CCCD
+ Bản sao giấy khai sinh
+ Bảng điểm và các chứng chỉ liên quan.
- CV thực tập: là giấy tờ nhất định phải chuẩn bị khi đi thực tập. Bản CV sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được các thông tin về nền tảng học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, hoạt động, v.vv.. của sinh viên. Từ đó đưa ra những đánh giá cơ bản về mức độ phù hợp của bạn với vị trí thực tập sinh mà họ đang tuyển dụng.
Tìm hiểu tổ chức bạn định đến thực tập
Thực tập là cơ hội vàng để bắt đầu trải nghiệm nghề nghiệp cũng như xây những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp. Vì thế, hãy lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ thông tin về các công ty tuyển thực tập sinh để có lựa chọn đúng đắn.
Điều chỉnh lại các trang mạng xã hội
Các ứng viên thường đính kèm thông tin liên lạc và mạng xã hội theo CV khi ứng tuyển việc làm. Một số nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên dựa trên những gì bạn đăng tải trên mạng xã hội. Vì thế, hãy đảm bảo rằng các trang mạng xã hội thể hiện bạn là một người chín chắn, suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn bất cứ điều gì. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là một yếu tố cần chú ý khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị những gì.
Liên hệ và tạo mối quan hệ tốt với người hướng dẫn
Người hướng dẫn sẽ là người đích thân “cầm tay chỉ việc” cho bạn, họ cũng là người sẽ cho điểm, đánh giá bạn vào cuối kỳ thực tập. Do vậy, hãy chủ động liên hệ và tạo mối quan hệ tốt đẹp với người hướng dẫn.
Trong thư mời làm việc hoặc khi phỏng vấn, thông tin về người hướng dẫn sẽ được cung cấp đầy đủ cho bạn.
Hãy kiên nhẫn
Thực tập là một quá trình thử thách sự kiên nhẫn. Sinh viên vẫn chưa có kinh nghiệm gì nên đừng vội vàng tỏ ra chán nản nếu bị giao cho những việc “vặt” như pha trà, rót nước,...
Những công việc tưởng chừng như vô ích này sẽ giúp chuẩn bị tốt kỹ năng mềm để hoạt động trong những môi trường làm việc sau này khi ra trường.
Trang thiết bị cần thiết cho công việc
Hãy chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết cho công việc như laptop, sổ tay, bút để ghi chép,... Thông thường các công ty sẽ không hỗ trợ máy tính cho thực tập sinh nên hãy chủ động mang laptop cá nhân theo trong các buổi làm ở công ty.
Chú ý cách ăn mặc, tác phong
Một lỗi mà rất nhiều sinh viên đi thực tập mắc phải là cách ăn mặc, tác phong. Khi đang là sinh viên và học tập trong môi trường khá thoải mái nhưng khi đi làm cần ăn mặc phù hợp với nghề nghiệp.
Với những công việc có tính chất văn phòng, bạn hãy chú ý lựa chọn trang phục lịch sự, nhã nhặn, cách nói chuyện cần hòa nhã, hạn chế sử dụng những từ ngữ thiếu lịch sự.
Thái độ là quan trọng nhất trong quá trình thực tập
Thực tập sinh chưa có kinh nghiệm nên điều quan trọng nhất là thái độ cũng như tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với thụ động, “gọi dạ bảo vâng”, bạn vẫn cần có quan điểm, ý kiến trong công việc nhưng hãy đưa ra dưới dạng đề xuất và lắng nghe phản hồi từ những người đi trước.
Lê Long Triều