Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc sử dụng phần mềm TEMIS đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì minh chứng đã áp dụng không thể xoá đi. Nếu muốn xoá minh chứng, thầy/cô cần bỏ áp dụng minh chứng đó trong bản tự đánh giá.
Thầy/cô cũng có thể cân nhắc sửa lại minh chứng (sửa tên, nội dung mô tả, tệp đính kèm) cho phù hợp để áp dụng, thay vì xoá minh chứng.
Cụ thể việc đưa tài liệu minh chứng lên phần mềm TEMIS được thực hiện như sau:
- Tài liệu minh chứng bao gồm tất cả các bằng cấp, chứng chỉ,… dùng để chứng minh cho kết quả tự đánh giá của GVPT/CBQL
- Tại màn hình TEMIS, chọn "Tài liệu minh chứng", chọn "Thêm mới minh chứng".
- Hệ thống hiển thị màn hình tạo minh chứng mới, thực hiện theo hướng dẫn hình dưới đây:
Lưu ý:
- Nhập đầy đủ thông tin những trường bắt buộc có dấu (*).
- Tệp định kèm được tải lên: pdf, excel, word, ảnh…
- Một minh chứng dùng được nhiều tiêu chí nhưng các tiêu chí được tạo không được trùng nhau.
- Khi minh chứng thực hiện lưu và gửi đi, hệ thống sẽ không cho phép xoá minh chứng đi. Khi minh chứng chỉ lưu và chưa gửi đi, hệ thống vẫn cho phép xoá minh chứng.
Khi thêm mới minh chứng hoàn tất, hệ thống hiển thị thông tin dạng bảng, cho phép tiếp tục thêm minh chứng hoặc xóa, hoặc sửa minh chứng đã thêm:
(1): click sửa minh chứng
(2): click để xóa minh chứng
(3): click để tiếp tục thêm minh chứng
- Lặp lại việc thêm minh chứng theo hướng dẫn tới khi tất cả các minh chứng cần thiết được đưa lên hệ thống.
Xem thêm:
>>> Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22 cho giáo viên THCS, THPT như thế nào?
>>> Lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 dành cho giáo viên như thế nào?
>>> Nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 1 cho giáo viên tiểu học thế nào?
>>> Giáo viên tiểu học nhận xét học bạ theo Thông tư 27 như thế nào?
Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?
Tại khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, lối sống của giáo viên trong thực hiện công việc, nhiệm vụ.
2. Năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên.
3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
4. Tiêu chuẩn là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
5. Tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn.
Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là để:
- Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
- Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên những tiêu chí nào?
Theo quy định tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên 15 tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
- Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
- Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
- Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục
- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
- Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
- Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục
- Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
- Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục