Cách xác định đường kính dây dẫn tín hiệu nổ, đường kính ngoài kíp của vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?

Đường kính dây dẫn tín hiệu nổ, đường kính ngoài kíp của vật liệu nổ công nghiệp có cách xác định ra sao?

Cách xác định đường kính dây dẫn tín hiệu nổ, đường kính ngoài kíp của vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 7.2 Mục 7 QCVN 12-20:2023/BCT về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Kíp nổ điện tử quy định như sau:

Phương pháp thử
...
7.2. Xác định đường kính dây dẫn tín hiệu nổ, đường kính ngoài kíp
7.2.1. Dụng cụ
- Thước cặp Panme, độ chính xác ± 0,02 mm;
- Thước đo chiều dài, có vạch chia 1 mm.
7.2.2. Tiến hành
- Lấy ngẫu nhiên 20 kíp trong lô hàng cần kiểm tra, dùng thước cặp đo đường kính ngoài của vỏ kíp và đường kính của dây dẫn tín hiệu nổ, dùng thước đo chiều dài của dây dẫn tín hiệu nổ;
- Khi kiểm tra chỉ được cầm một kíp, không được va đập hoặc để kíp rơi xuống đất. Không xoay vặn nhiều lần làm cho dây dẫn tín hiệu nổ bị gãy, đứt hoặc bị tuột khỏi kíp
7.2.3. Đánh giá kết quả
Mẫu thử đạt yêu cầu về kích thước theo quy định nêu tại Điều 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
...

Theo đó, cách xác định đường kính dây dẫn tín hiệu nổ, đường kính ngoài kíp của vật liệu nổ công nghiệp như sau:

- Về dụng cụ:

+ Thước cặp Panme, độ chính xác ± 0,02 mm;

+ Thước đo chiều dài, có vạch chia 1 mm.

- Tiến hành:

+ Lấy ngẫu nhiên 20 kíp trong lô hàng cần kiểm tra, dùng thước cặp đo đường kính ngoài của vỏ kíp và đường kính của dây dẫn tín hiệu nổ, dùng thước đo chiều dài của dây dẫn tín hiệu nổ;

+ Khi kiểm tra chỉ được cầm một kíp, không được va đập hoặc để kíp rơi xuống đất. Không xoay vặn nhiều lần làm cho dây dẫn tín hiệu nổ bị gãy, đứt hoặc bị tuột khỏi kíp

- Đánh giá kết quả: Mẫu thử đạt yêu cầu về kích thước theo quy định nêu tại Điều 5 QCVN 12-20:2023/BCT.

Cách xác định đường kính dây dẫn tín hiệu nổ, đường kính ngoài kíp của vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?

Cách xác định đường kính dây dẫn tín hiệu nổ, đường kính ngoài kíp của vật liệu nổ công nghiệp như thế nào? (Hình từ internet)

Cách xác định tốc độ dẫn nổ của vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 7.3 Mục 7 QCVN 12-19:2023/BCT, xác định tốc độ dẫn nổ của vật liệu nổ công nghiệp như sau:

- Nguyên tắc:

Tín hiệu ánh sáng của sóng kích nổ trong ống thông qua bộ chuyển đổi, được chuyển thành tín hiệu điện, làm khởi động và dừng máy đo thời gian. Từ thời gian đo được và khoảng cách giữa hai điểm khởi động, dừng (bia) tính được tốc độ dẫn nổ.

- Chuẩn bị mẫu thử:

Mẫu được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô kíp nổ vi sai phi điện xuống lỗ, mỗi mẫu thử được cắt đoạn dài 2,0 m. Số lượng mẫu thử: 05 mẫu.

- Thiết bị:

+ Máy đo thời gian, sai số 10-6 s;

+ Bộ thu tín hiệu quang hoặc dây dẫn tín hiệu quang;

+ Bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn tín hiệu nổ hoặc kíp nổ điện số 8.

- Tiến hành thử:

+ Luồn đoạn dây dẫn tín hiệu nổ vào đầu thu tín hiệu khởi động (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop) của bộ thu tín hiệu quang hoặc dây dẫn tín hiệu quang. Kéo thẳng đoạn dây dẫn tín hiệu nổ. Khoảng cách của đầu thu tín hiệu khởi động (start) đến đầu sẽ gây nổ của dây dẫn tín hiệu nổ không nhỏ hơn 300 mm. Khoảng cách giữa đầu thu tín hiệu khởi động (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop) của bộ thu tín hiệu quang hoặc dây dẫn tín hiệu quang được đo khi thử nghiệm;

+ Thao tác đặt thời gian thử, ấn nút chuẩn bị thử trên máy đo thời gian;

+ Gây nổ dây dẫn tín hiệu nổ ở đầu dây gắn đầu thu tín hiệu khởi động (start) bằng bộ phát hỏa;

+ Đọc kết quả đo được trên máy đo thời gian (Δt).

Sai số giữa các kết quả đo không được lớn hơn ± 200 m/s. Kết quả là giá trị trung bình của các phép thử, làm tròn đến số nguyên.

- Tính kết quả:

Tốc độ dẫn nổ D, tính bằng m/s, tính theo công thức:

D = L/Δt, m/s (1)

Trong đó:

+ Δt là thời gian đọc trên máy đo thời gian, s;

+ L là khoảng cách giữa đầu thu tín hiệu khởi động (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop), m.

- Đánh giá kết quả:

Mẫu thử đạt yêu cầu khi tốc độ dẫn nổ thử đạt yêu cầu quy định tại Điều 5 QCVN 12-20:2023/BCT.

Cách xác định khả năng chịu chấn động của vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 7.7 Mục 7 QCVN 12-19:2023/BCT, xác định khả năng chịu chấn động của vật liệu nổ công nghiệp như sau:

- Thiết bị, dụng cụ:

+ Máy thử chấn động chuyên dụng có biên độ dao động 150 ± 2 mm, tần số dao động 60 ± 1 lần/min;

+ Đồng hồ bấm giây;

+ Thước đo chiều dài, có vạch chia 1 mm.

+ Chuẩn bị mẫu thử

- Số lượng mẫu thử: 10 kíp.

- Tiến hành thử:

+ Xếp kíp vào trong hộp giấy chuyên dụng thành 02 hàng, mỗi hàng 05 cái, xếp tráo đầu. Đặt hộp chứa kíp vào trong hòm gỗ của máy thử chấn động, dùng bìa, giấy chèn chặt. Đậy nắp kín và gài khóa hòm chấn động;

+ Đặt máy ở chế độ sẵn sàng làm việc. Đóng nguồn điện để máy chấn động hoạt động, đồng thời ghi thời gian bắt đầu chấn động;

+ Khi thời gian chấn động đủ 05 min, bấm công tắc ngừng máy, kiểm tra tình trạng mặt ngoài và kết cấu của mẫu thử.

- Đánh giá kết quả:

+ Mẫu thử đạt yêu cầu khi không phát nổ, không hư hỏng kết cấu.

+ Trường hợp có ít nhất 01 kíp không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1. Lần thử này yêu cầu toàn bộ kíp đạt yêu cầu. Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp không đạt thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào