Cách viết phiếu đánh giá, xếp loại công chức viên chức cuối năm 2023 chi tiết nhất như thế nào?
Làm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức vào thời gian nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
Theo quy định trên thì thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức được tiến hành trước ngày 15/12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Như vậy, năm nay phải đánh giá trước 15/12/2023.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm.
Cách viết phiếu đánh giá xếp loại công chức viên chức cuối năm 2023 chi tiết nhất như thế nào?
Cách viết phiếu đánh giá, xếp loại công chức viên chức cuối năm 2023 chi tiết nhất như thế nào?
Cách viết phiếu đánh giá, xếp loại viên chức:
* Họ và tên: ví dụ Nguyễn Văn C.
* Chức vụ, chức danh như giảng viên, giáo viên,...
* Đơn vị công tác: Trường ĐH X,..
* Kết quả tự đánh giá:
(1) Chính trị tư tưởng:
+ Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
+ Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức.
+ Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
+ Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
(2) Đạo đức, lối sống:
+ Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền;
+ Không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
+ Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
+ Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
+ Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
(3) Tác phong, lề lối làm việc:
+ Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.
+ Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.
+ Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
+ Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.
(4) Ý thức tổ chức kỷ luật:
+ Chấp hành sự phân công của Ban, cơ quan, tổ chức đoàn thể.
+ Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan.
+ Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
(5) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):
+ Đối với viên chức quản lý:
++ Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
++ Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;
++ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
++ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
+ Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
(6) Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp): Đúng mực và giải quyết mọi tình huống hợp lý, có tính thuyết phục, không gây phiền hà.
* Phần dành riêng cho viên chức lãnh đạo:
(7) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
(8) Năng lực lãnh đạo, quản lý.
(9) Năng lực tập hợp, đoàn kết.
* Tự nhận xét, xếp loại chất lượng:
(1) Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:
- Về ưu điểm:
+ Luôn giữ vững quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị trước những khó khăn, thử thách trong công việc, cuộc sống.
+ Luôn bình tĩnh để cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Không đùn đẩy né tránh, có sáng tạo trong công việc.
+ Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, khiêm tốn, học hỏi trong công việc để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thẳng thắn, trung thực.
+ Có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình, chủ động trong công việc.
- Về nhược điểm: Vì nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà một số nhiệm vụ chưa đạt được mức như mong đợi,...
(2) Tự xếp loại chất lượng:
Viên chức đánh giá, xếp loại chất lượng theo các mức sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
* Ý kiến nhận xét, đánh giá đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập:
(Phần dành cho người đứng đầu đơn vị công tác)
* Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
(Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)
Cách viết phiếu đánh giá, xếp loại công chức:
- Công chức tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của mình theo các tiêu chí: Chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
- Tự đánh giá, nhận xết, xếp loại chất lượng của công chức: Căn cứ vào các ưu điểm, nhược điểm của mình, công chức tự đánh giá bản thân thuộc một trong 4 tiêu chí: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm; không hoàn thành nhiệm vụ;
- Ý kiến của tập thể đơn vị và lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức;
- Kết quả đánh giá, phân loại công chức của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào ưu, nhược của công chức để đưa ra đánh giá, phân loại công bằng, minh bạch nhất.
Ví dụ:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC
Năm...........
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Chức vụ, chức danh: Kế toán viên
Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân xã A - huyện B - tỉnh C
I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Chính trị tư tưởng: Chấp hành và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Đạo đức, lối sống: Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác với thái độ làm việc tận tình, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; có lối sống cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
3. Tác phong, lề lối làm việc: Luôn giao tiếp, ứng xử đúng mực khi tiếp xúc với đồng nghiệp; làm việc khoa học, đúng giờ, thể hiện tinh thần tự phê bình và phê bình đúng mực.
4. Ý thức tổ chức kỷ luật:...............................................................................
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): Bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng đã đặt ra.
6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp): Đúng mực và giải quyết mọi tình huống hợp lý, có tính thuyết phục, không gây phiền hà
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): ........................................................
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:.....................................................................
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:....................................................................
II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:
- Ưu điểm: Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao…
- Nhược điểm: Tuy vậy, vì nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà một số nhiệm vụ chưa đạt được mức như mong đợi…
2. Tự xếp loại chất lượng: Hoàn thành tốt nhiệm vụ
(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm; không hoàn thành nhiệm vụ).
......, ngày.... tháng.... năm.....
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT
(Ký, ghi rõ họ tên)
III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Phần dành cho người đứng đầu đơn vị cấu thành (nếu có))
.......................................................................................................
......., ngày ....tháng....năm......
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)
1. Nhân xét ưu, khuyết điểm:.......................................................................
2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:.....................................................
(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).
3. Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ:……………….
...., ngày ....tháng....năm.....
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Tải mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2023: Tại đây
Tải mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2023:: Tại đây.
Phiếu đánh giá xếp loại công chức viên chức được lưu giữ bằng hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có quy định phiếu đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, ngày 17/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, trong đó có nội dung về lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Đến ngày 15/09/2023 sẽ chuyển sang lưu giữ bằng hình thức điện tử. Tuy nhiên, đối với phiếu đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức vẫn có thể được lưu bằng văn bản trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.