Cách viết Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của Bí thư Chi bộ thôn chi tiết, đầy đủ nhất?
Cách viết Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của Bí thư Chi bộ thôn chi tiết, đầy đủ nhất?
>>> Cách viết Bản tự kiểm điểm cá nhân giáo viên tiểu học cuối năm chi tiết nhất?
>> Cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay?
>> Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân cuối năm học của giáo viên cấp 1, cấp 2, cấp 3 chi tiết nhất?
Căn cứ theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị do Ban Tổ chức Trung ương ban hành.
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của Bí thư Chi bộ thôn chính là mẫu bản tự kiểm điểm đảng viên là cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo 2B ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
>> Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của Bí thư Chi bộ thôn: TẠI ĐÂY
Sau đây là cách viết Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của Bí thư Chi bộ thôn chi tiết:
* Điền các thông tin cơ bản:
Bao gồm: Họ và tên, Ngày sinh, Đơn vị công tác, Chi bộ
* Nội dung tự kiểm điểm
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
[1] Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
Có thể dựa trên các yếu tố sau:
- Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.
- Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên.
- Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
- Kết quả đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân (nếu có).
[2] Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
Có thể dựa trên các tiêu chí sau:
- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân...
- Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).
[3] Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
[4] Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
[5] Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Tự đánh giá theo các cấp độ: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
[6] Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
[1] Hạn chế, khuyết điểm
Phân tích các hạn chế, khuyết điểm dựa trên 03 nội dung tại mục "Ưu điểm, kết quả đạt được"
[2] Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Tự tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm vừa nêu.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Thực hiện kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân………………………
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
Ví dụ:
- Cố gắng phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý phê bình và tự phê bình cho đồng nghiệp, mạnh dạn, tích cực tham gia đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong quá trình giải quyết công việc phải linh hoạt, chủ động nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết, cứng rắn trong đấu tranh hạn chế tối đa các hành vi tham ô, tham nhũng, sai trái của các đồng chí, đồng nghiệp từ đó góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh;
- Tự giác học tập, tích cực nghiên cứu cập nhật kiến thức, cập nhật các nội dung mới, văn bản pháp luật mới để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức pháp luật, các chính sách của Đảng ủy và Nhà nước tới mọi công dân;
- Tự ý thức về việc rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, trung thực, mạnh dạn và nói thẳng, nói thật, chân thành;
- Thường xuyên, tích cực tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lối sống để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
Tự nhận mức xếp loại chất lượng theo 04 mức:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Cách viết Mẫu bản kiểm điểm cá nhân của Bí thư Chi bộ thôn chi tiết, đầy đủ nhất? (Hình từ Internet)
Bí thư Chi bộ thôn là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đúng không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
6. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
...
Theo quy định trên, Bí thư Chi bộ thôn được xác định là người hoạt động không chuyên trách ở trong phạm vi thôn, tổ dân phố thuộc xã/ phường/ thị trấn cùng với các chức danh khác gồm Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận.
Bí thư Chi bộ thôn là người chuyên làm công tác Đảng ở chi bộ thôn, lãnh đạo chi bộ thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chính phủ khuyến khích các địa phương tổ chức và bố trí Bí thư Chi bộ kiêm nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố để phát huy đúng vai trò “Đảng cử, Dân tinh” của người lãnh đạo gần gũi nhất với nhân dân.
Phụ cấp Bí thư Chi bộ thôn là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, dựa trên quỹ phụ cấp được khoán cho mỗi thôn và nguồn ngân sách chi trả cho cải cách tiền lương, đặc thù của từng thôn, mức phụ cấp cụ thể đối với Bí thư chi bộ thôn sẽ được UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP hiện nay, mức lương cơ sở là 2.34 triệu đồng. Do đó mức khoán quỹ phụ cấp Bí thư chi bộ thôn được tính như sau:
STT | Địa bàn | Hệ số | Mức phụ cấp (đồng/tháng) |
1 | - Thôn có từ 350 hộ trở lên. - Tổ dân phố có từ 500 hộ trở lên. - Thôn/tổ dân phố trực thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm và phức tạp về vấn đề an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Thôn/tổ dân phố trực thuộc đơn vị hành chính cấp xã tại các khu vực biên giới và hải đảo. - Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền | 6,0 lần lương cơ sở | 14.040.000 |
2 | Các thôn và tổ dân phố không thuộc một trong các trường hợp tại mục 1 | 4,5 lần lương cơ sở | 10.530.000 |
3 | Kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác | - | Hưởng 100% mức phụ cấp đối với chức danh người đó kiêm nhiệm |
Như vậy, Bí thư chi bộ thôn sẽ được hưởng mức phụ cấp hàng tháng như trên.