Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm như thế nào?
Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm như thế nào?
Viết CV cho người chưa có kinh nghiệm có thể là một thách thức, nhưng bạn vẫn có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách tập trung vào các yếu tố khác. Dưới đây là một số gợi ý để viết CV cho người chưa có kinh nghiệm:
- Thông tin cá nhân: Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và email. Hãy sử dụng email chuyên nghiệp.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Viết ngắn gọn về mục tiêu nghề nghiệp của bạn, tập trung vào vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy thể hiện sự nhiệt huyết và mong muốn học hỏi.
- Học vấn: Liệt kê các trường bạn đã học, chuyên ngành, và thời gian học. Nếu bạn có thành tích học tập nổi bật, hãy ghi rõ.
- Kinh nghiệm làm việc: Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức, bạn có thể liệt kê các công việc bán thời gian, thực tập, hoặc các dự án bạn đã tham gia. Mô tả ngắn gọn nhiệm vụ và kỹ năng bạn đã học được.
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Đừng quên nhấn mạnh vào các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý thời gian.
- Hoạt động ngoại khóa: Nếu bạn tham gia các câu lạc bộ, tổ chức hoặc hoạt động tình nguyện, hãy ghi rõ để nhà tuyển dụng thấy bạn là người năng động và có trách nhiệm.
- Chứng chỉ và giải thưởng: Nếu bạn có các chứng chỉ hoặc giải thưởng liên quan, đừng quên liệt kê.
Ngoài ra, hãy đảm bảo CV của bạn gọn gàng, dễ đọc và không có lỗi chính tả. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để tạo CV chuyên nghiệp và đẹp mắt.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm như thế nào?
Có cần công chứng CV xin việc không?
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...
Căn cứ khoản 1,2,3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...
Theo đó, CV xin việc là loại tài liệu không cần phải công chứng, chứng thực.
Mặc dù là loại giấy tờ không bắt buộc và cần thiết phải công chứng, chứng thực trong hồ sơ xin việc nhưng trong cách viết CV để các thông tin trong đó được đảm bảo tính tin cậy cao thì ứng viên cần phải trung thực, thật thà về việc cung cấp nội dung về học vấn, cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV,...
Quyền làm việc của người lao động được pháp luật bảo hộ như thế nào?
Tại điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
...
Theo đó, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng không được phép ép buộc người lao động làm những công việc họ không tự nguyện làm.