Cách viết bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy như thế nào?

Hiện nay có ví dụ về cách viết bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy hay không?

Cách viết bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy như thế nào?

Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm hiện tại là mẫu 2A và mẫu 2B ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.

Theo đó, bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy được áp dụng theo Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, có thể tham khảo cách viết bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy sau đây:

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

- Là Đảng viên, là cán bộ làm công tác Đảng, ngoài việc thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ chuyên môn của mình, tôi luôn kiên định lập trường quan điểm, luôn phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng đã đề ra. Viết, nói và làm đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt kỷ luật phát ngôn của Đảng.

- Tích cực, chủ động, đi đầu trong nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm chắc và hiểu sâu về các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những vấn đề mới trong tình hình thời sự trong nước và thế giới để cập nhật kiến thức, trau dồi bản lĩnh chính trị vững vàng

- Có lối sống trong sạch, lành mạnh, thái độ ứng xử tích cực, công tâm, khách quan trong đánh giá, phê bình đồng chí, đồng nghiệp trên tinh thần giúp đỡ các đồng chí cùng tiến bộ, giữ nghiêm tính kỷ cương, kỷ luật trong Đảng; cương quyết không bao che, tiếp tay cho những cán bộ đảng viên vi phạm, xử lý đúng nguyên tắc, quy trình.

- Luôn gương mẫu và tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và địa phương nơi cư trú. Luôn phát huy tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", phai nhạt lý tưởng cách mạng của cán bộ, đảng viên trong đơn vị.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, chủ động lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân và kịp thời giải quyết khó khăn, những vấn đề bức xúc trong quần chúng, kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng, gây phiền hà nhân dân của một bộ phận cán bộ công chức.

- Nêu cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chấp hành nghiêm túc sự phân công của tổ chức, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nói đi đôi với làm, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước tập thể, quần chúng. Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo kỷ cương, nguyên tắc, có lý, có tình trong chỉ đạo, điều hành.

- Tích cực học tập, tiếp thu và vận dụng hiệu quả kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, tìm hiểu các sáng kiến để nâng cao chất lượng công tác quản lý, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú, tham dự các cuộc họp do cấp ủy, chính quyền nơi cư trú mời; quan tâm nắm tình hình, tham gia tích cực và các hoạt động xây dựng khu phố, tổ dân phố.

- Có thái độ kiên quyết đấu tranh phản bác lại luận điệu xuyên tạc của thế lực phản động; kịp thời phát hiện và ngăn chặn biểu hiện tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị trong nội bộ tập thể, cán bộ đảng viên ở đảng bộ và chi bộ nơi cư trú.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

2. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

(Ví dụ: Liên hệ với nhận diện một số biểu hiện vi phạm kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội theo Chỉ thị ... của Ban Thường vụ Thành ủy.)

- Từ năm........ đến hiện tại, tôi được giao nhiệm vụ làm Bí thư Đảng ủy quận............, tôi luôn cố gắng phấn đấu trong mọi nhiệm vụ được giao, có được sự tín nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng bộ quận, tập thể lãnh đạo quận thông qua tính đúng đắn, hiệu quả của các hoạt động của bản thân về sự phát triển toàn diện của quận. Với trách nhiệm là người đứng đầu BCH đảng bộ quận, tôi đã sâu sát trong chỉ đạo, bao quát các lĩnh vực trọng yếu của địa phương: về sự phát triển bền vững, toàn diện của quận; những hoạt động của cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý. Qua đó, đảm bảo xây dựng Đảng ủy trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả.

- Tôi nhận rõ trách nhiệm của bản thân sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, tác động mạnh mẽ đến sự vận hành của cả hệ thống chính trị quận, nhất là bộ máy chính quyền gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của người dân ở địa phương. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, tôi luôn tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân, trau dồi cả về chuyên môn và trình độ lý luận, phẩm chất đạo đức cách mạng, học tập Chủ tịch Hồ Chính Minh đức tính "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Cùng với đó,phát huy năng lực, kinh nghiệm công tác, cùng tập thể lãnh đạo quận phát huy truyền thống, đưa quận................ tiếp tục phát triển về mọi mặt, là một trong những quận đi đầu thành phố trong công tác xây dựng Đảng cũng như phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của thành phố.

....

Xem đầy đủ cách viết bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy: TẢI VỀ

Xem thêm:

>> Cách viết báo cáo kiểm điểm Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2024

>> Cách ghi bản kiểm điểm cá nhân đảng viên dành cho người không giữ chức vụ lãnh đạo

Xem thêm nội dung khác

>> Mở rộng quy định điều chỉnh lương hưu từ 01/7/2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất

>> Thống nhất chưa tăng lương hưu năm 2025 thì người có mức lương hưu thấp và nghỉ trước 1995 có được tăng theo Luật Bảo hiểm xã hội mới không?

>> Không tăng lương hưu năm 2025 cho toàn bộ người tham gia BHXH

Cách viết bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy như thế nào?

Cách viết bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 mẫu 2b dành cho Bí thư đảng ủy như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình kiểm điểm đảng viên cuối năm thực hiện như nào?

Căn cứ tại Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, quy trình kiểm điểm đảng viên cuối năm cơ bản sẽ thực hiện các bước sau đây:

1. Chuẩn bị kiểm điểm

- Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.

- Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.

- Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.

2. Nơi kiểm điểm

- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.

- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.

3. Trình tự kiểm điểm

- Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.

- Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.

Đảng viên là CCVC không phải làm bản kiểm điểm khi nào?

Căn cứ Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về các đối tượng kiểm điểm trong đảng viên như sau:

Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
2. Cá nhân
2.1. Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Theo đó, Đảng viên trong toàn Đảng phải thực hiện kiểm điểm, tuy nhiên các đối tượng công chức viên chức đang là đảng viên không cần phải làm kiểm điểm nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Đảng viên được miễn công tác và được miễn sinh hoạt Đảng.

- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.

- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào