Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất hiện nay như thế nào?

Tôi là cá nhân cư trú thì cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công mới nhất như thế nào?

Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:

Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

Như vậy, theo quy định trên thì những đối tượng sau đây phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Trong đó:

- Cá nhân cư trú là người có một trong các điều kiện:

(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày.

(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú;

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế;

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định trên nhưng thực tế họ có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân đó không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu trên.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 mới nhất như thế nào?

Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất như thế nào?

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công mới nhất như thế nào?

Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế (sau đây viết tắt là TNTT) = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công trừ (-) Các khoản thu nhập được miễn thuế (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).

- Thuế suất: áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

- Số thuế thu nhập cá nhân được tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó (hoặc có thể áp dụng theo Biểu tính thuế rút gọn bên dưới).

Bên cạnh đó, phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn theo quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (triệu đồng)

5%

0 triệu đồng + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng

10%

0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng

10% TNTT - 0,25 triệu đồng

3

Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng

15%

0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng

15% TNTT - 0,75 triệu đồng

4

Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng

20%

1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng

20% TNTT - 1,65 triệu đồng

5

Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng

25%

4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng

25% TNTT - 3,25 triệu đồng

6

Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng

30%

9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng

30 % TNTT - 5,85 triệu đồng

7

Trên 80 triệu đồng

35%

18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng

35% TNTT - 9,85 triệu đồng

Người có nhiều nguồn thu nhập thì tính giảm trừ gia cảnh như nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc giảm trừ gia cảnh như sau:

Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
c.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
...

Như vậy, người lao động nộp thuế có thu nhập ở từ 02 nơi trở lên thì người nộp thuế được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho người phụ thuộc (nếu có) tại một cơ quan chi trả thu nhập.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào