Cách tính phụ cấp đứng lớp cho giáo viên mầm non là viên chức tại trường công lập hiện nay như thế nào?

Cho tôi hỏi cách tính phụ cấp đứng lớp cho giáo viên mầm non là viên chức tại trường công lập hiện nay như thế nào? Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non được quy định ra sao? Câu hỏi của chị Nga (Hà Nội).

Cách tính phụ cấp đứng lớp cho giáo viên mầm non là viên chức tại trường công lập hiện nay như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, mức phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non được tính theo công thức sau đây:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi

Trong đó:

(1) Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi

Được quy định tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC gồm 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%. Tuy nhiên, với giáo viên mầm non thì mức hưởng là 35% và 50% tuỳ vào từng địa bàn cụ thể dưới đây:

Mức phụ cấp

Giáo viên mầm non đang trực tiếp giảng dạy tại

35%

Trường mầm non ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

50%

Trường mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa

(2) Mức lương tối thiểu chung

Đây là cách gọi trước đây của mức lương cơ sở. Hiện nay, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, lương cơ sở đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng.

(3) Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng

Được quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, cụ thể:

- Giáo viên mầm non hạng III có hệ số lương như viên chức loại A0, từ 2,1 đến 4,89;

- Giáo viên mầm non hạng II có hệ số lương như viên chức loại A1, từ 2,34 đến 4,98;

- Giáo viên mầm non hạng I có hệ số lương như viên chức loại A2 nhóm A2.2, từ 4,0 - 6,38.

(4) Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có):

Căn cứ mục IV Thông tư 33/2005/TT- BGD&ĐT, hệ số chức vụ của các chức danh giáo viên tại trường mầm non như sau:

Phụ cấp

(5) Hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Căn cứ Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV, hệ số thâm niên vượt khung được tính như sau:

- Giáo viên là viên chức đã có 03 năm xếp lương ở bậc lương cuối cùng trong chức danh nghề nghiệp giáo viên từ loại A0 đến A3, sau 03 năm xếp lương ở bậc cuối cùng thì được hưởng phụ cấp thâm niên là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong chức danh đó.

Từ năm thứ tư trở đi nếu đủ hai tiêu chuẩn thì được hưởng thêm 1%. Trong đó, tiêu chuẩn là:

- Hoàn thành nhiệm vụ hàng năm được giao.

- Không bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.

Cách tính phụ cấp đứng lớp cho giáo viên mầm non là viên chức tại trường công lập hiện nay như thế nào?

Cách tính phụ cấp đứng lớp cho giáo viên mầm non là viên chức tại trường công lập hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Giáo viên mầm non được hưởng những quyền lợi gì?

Tại Điều 70 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:

Quyền của nhà giáo
1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tại Điều 29 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên mầm non như sau:

Quyền của giáo viên, nhân viên
1. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được h­ưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
2. Đ­ược tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; đ­ược bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
4. Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
5. Được khen thư­ởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, giáo viên mầm non được hưởng một số quyền lợi và chế độ theo quy định đã nêu trên.

Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non được quy định ra sao?

Tại Điều 4 Thông tư 48/2011/TT- BGDĐT có quy định như sau:

Giờ dạy của giáo viên
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Bên cạnh đó, theo Điều 3 Thông tư 48/2011/TT- BGDĐT, thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

- 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

- 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học

Giáo viên mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu kế hoạch tháng 9 trường mầm non? Lương giáo viên mầm non trong năm học mới có tăng không?
Lao động tiền lương
Lương giáo viên mầm non tăng mạnh từ 1/7/2024, cao nhất gần 15 triệu đồng/tháng cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2023?
Lao động tiền lương
Mức lương giáo viên mầm non từ 1/7/2024 làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập tối thiểu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Giáo viên mầm non công tác trước 1995 chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện ra sao?
Lao động tiền lương
Bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên mầm non áp dụng mức lương thấp nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu sổ điểm danh trẻ mầm non đến lớp dành cho giáo viên mầm non mới nhất?
Lao động tiền lương
Giáo viên mầm non thỉnh giảng thì ký hợp đồng lao động có đúng không?
Lao động tiền lương
Cơ cấu đề thi đánh giá năng lực đối với tuyển sinh giáo viên mầm non như thế nào?
Lao động tiền lương
Hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non theo Dự thảo Luật Nhà giáo là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo viên mầm non
4,191 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào