Cách tính phụ cấp công vụ 2024 như thế nào là chuẩn?

Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì phụ cấp công vụ được tính như thế nào?

Cách tính phụ cấp công vụ 2024 như thế nào?

Cách tính phụ cấp công vụ 2024 được tính như sau:

Tại Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP có quy định như sau:

Mức phụ cấp công vụ
Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.

Theo đó, hiện nay, phụ cấp công vụ được tính theo 02 cách sau:

Cách 1:

Phụ cấp công vụ = 25% x (Lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niêm vượt khung (nếu có))

Cách 2:

Phụ cấp công vụ = 25% x (Lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp quân hàm)

Tuy nhiên, tại tiết 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nội dung sau:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
....
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
....
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
....
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
....

Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018Nghị quyết 104/2023/QH15 thì phụ cấp công vụ sẽ bị bãi bỏ và chuyển vào cấu thành mức lương cơ bản.

Cách tính phụ cấp công vụ 2024 như thế nào là chuẩn?

Cách tính phụ cấp công vụ 2024 như thế nào là chuẩn?

Điều kiện để cán bộ được hưởng phụ cấp công vụ là gì?

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;
...
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:
a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;
b) Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước;
c) Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;
d) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
đ) Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Theo đó, cán bộ muốn được nhận phụ cấp công vụ thì phải được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:

- Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11

- Nghị quyết 1003/2006/NQ-UBTVQH11 (nay là Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14)

- Quyết định 128-QĐ/TW năm 2004

- Nghị định 204/2004/NĐ-CP

- Nghị định 92/2009/NĐ-CP (nay là Nghị định 33/2023/NĐ-CP)

Thời gian đi công tác của cán bộ không được tính hưởng phụ cấp công vụ trong trường hợp nào?

Tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc áp dụng
...
2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
...

Như vậy, thời gian đi công tác của cán bộ sẽ không được tính hưởng phụ cấp công vụ trong trường hợp cán bộ trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị được cử đi công tác từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước tài trợ, đã được hưởng 40% tiền lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào