Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như thế nào?
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 18, 19, 20, 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện như sau:
(1) Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này
- Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1195:
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu:
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến 31/12/2000
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu:
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến 31/12/2006
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2015
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2019
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương đã được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
(2) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Trong đó:
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Theo công thức sau:
(3) Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
Trong đó:
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Mục (1) nêu trên căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Trường hợp chưa đủ số năm quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
(4) Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn
- Đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định:
Lấy mức lương cao nhất của công việc để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.
- Đối với Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Mục (1) nêu trên để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.
(5) Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.
(6) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề khác
- Nếu ngành nghề khác không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề
Lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
- Nếu ngành nghề khác được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo Mục (1) nêu trên.
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như thế nào?
Tăng tiền lương tháng đóng BHXH cao nhất 2024 lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng hằng tháng, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phải đóng số tiền sau vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu đồng lên thành 2,34 triệu đồng nên
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2024 là 46.800.000 đồng/tháng.
Tiền lương tháng đóng BHXH tính bằng ngoại tệ được không?
Tại Điều 26 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm.
Như vậy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không được tính bằng ngoại tệ.