Cách tính lương hưu đối với người lao động vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện?
- Tại một thời điểm, có thể đồng thời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?
- Chế độ của hai loại bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện khác nhau ra sao?
- Cách tính lương hưu đối với người lao động vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện?
Tại một thời điểm, có thể đồng thời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?
Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, khi thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nữa.
Như vậy, cùng một thời điểm, người lao động không thể đồng thời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chỉ khi kết thúc thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mới có thể được tham gia chế độ còn lại.
Cách tính lương hưu đối với người lao động vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện? (Hình từ Internet)
Chế độ của hai loại bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện khác nhau ra sao?
Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, so với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không có các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cách tính lương hưu đối với người lao động vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện?
(1) Đối với trường hợp người lao động trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng đối với trường hợp người lao động trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:
+ Lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
+ Lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể:
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
(1) Đối với trường hợp người lao động trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng đối với trường hợp người lao động trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:
+ Lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
+ Lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.