Cách ghi bản kiểm điểm của đảng viên dự bị theo Mẫu 01-KNĐ dành cho CBCCV như thế nào?
Cách ghi bản kiểm điểm của đảng viên dự bị theo Mẫu 10-KNĐ dành cho CBCCV như thế nào?
Hiện nay, bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị cuối năm 2024 đang áp dụng là Mẫu 10-KNĐ ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Có thể tham khảo cách ghi bản kiểm điểm của đảng viên dự bị sau đây:
Ưu điểm:
- Về phẩm chất chính trị: Có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng trước tình hình diễn biến của đất nước và quốc tế, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gương mẫu thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; trung thành với chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về đạo đức lối sống: Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, không xa hoa lãng phí, nhiệt tình tổ chức, tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội mà Đoàn thanh niên, Công đoàn phát động; chấp hành tốt những điều đảng viên không được làm; tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Về năng lực công tác: Có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực, trách nhiệm trong công tác, luôn cố gắng phấn đấu học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được cấp trên, đồng nghiệp tín nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Về quan hệ với quần chúng: Có mối quan hệ tốt với quần chúng, đặc biệt là ở nơi cư trú, đoàn kết tốt trong và ngoài đơn vị, được mọi người quý mến.
Khuyết điểm:
- Còn chưa mạnh dạn, e dè, nể nang trong đấu tranh phê bình và tự phê bình.
- Bản thân tuy nắm vững chức trách, nhiệm vụ được giao, luôn cố gắng phát huy hết khả năng, năng lực sẵn có nhưng trình độ, năng lực lý luận thực tiễn về công tác xây dựng đảng còn hạn chế dẫn đến việc tham mưu cho các cấp ủy Đảng trong công tác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai các Nghị quyết của Đảng có đôi lúc còn gặp khó khăn.
...
Xem thêm chi tiết cách ghi bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị: TẢI VỀ
Mẫu Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Cách ghi bản kiểm điểm của đảng viên dự bị theo Mẫu 01-KNĐ dành cho CBCCV như thế nào? (Hình từ Internet)
Công chức là đảng viên dự bị có phải kiểm điểm cuối năm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:
Đối tượng kiểm điểm
...
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
2. Cá nhân
2.1. Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo đó, Đảng viên trong toàn Đảng phải thực hiện kiểm điểm cuối năm trừ 03 trường hợp sau:
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng;
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng;
- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng.
Như vậy, công chức là đảng viên dự bị phải thực hiện kiểm điểm cuối năm, trừ trường hợp công chức thuộc 03 trường hợp nêu trên sẽ không cần phải kiểm điểm.
05 loại giấy tờ trong hồ sơ xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
4. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có:
4.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.
4.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.
4.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ
Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.
4.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú
Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.
Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.
4.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền
a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này.
b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất.
4.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách
a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.
b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.
c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.
d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.
Theo đó, 05 loại giấy tờ trong hồ sơ xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức là:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới.
- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị.
- Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
- Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú.
- Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền.