Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Người lao động có được nghỉ làm vào lễ hội truyền thống nào không?

Cho tôi hỏi Việt Nam có những lễ hội truyền thống nào? Vào lễ hội truyền thống nào thì người lao động cũng sẽ được nghỉ làm? Câu hỏi của anh N.A.D (Khánh Hòa).

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam?

Hằng năm, ở cả 3 miền khắp Việt Nam đều tổ chức các lễ hội truyền thông, một trong số đó là:

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương được xem là lễ hội nổi tiếng và thu hút đông đảo khách hành hương nhất tại miền Bắc. Lễ hội này thường diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, ngay sau tết Nguyên Đán. Người dân đến đây thường cầu nguyện cho một năm mới bình an, thịnh vượng, may mắn.

Hội Lim

Là một lễ hội truyền thống của người Việt, là ngày hát Quan họ cực kỳ nổi tiếng tại Bắc Ninh. Ngày này, người dân thường tổ chức các trò chơi địa phương như kéo co, đấu vật, đánh tre,…..

Hội chùa Keo

Hội chỉ được tổ chức tại xã Duy Nhất, Thái Bình, được coi là một trong những lễ hội lớn, độc đáo nhất ở Việt nam. Hồi chùa Keo thể hiện phong tục thờ cúng thiền sư Không Lộ, thường được tổ chức vào mùa xuân, thu là ngày thứ tư của tháng Giêng âm lịch và ngày 13 – 15 tháng 9 âm lịch.

Hội Gò Đống Đa

Đây là lễ hội được tổ chức tại Hà Nội vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội là dịp tưởng nhớ chiến công của vua Quang Trung đã chiến thắng quân xâm lược nhà Thanh. Lễ hội Gò Đống Đa thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là vào ngày ngày người dân Hà Nội thường đổ về rất đông.

Lễ hội đền Hùng

Đây là một lễ hội của cả dân tộc dành riêng để tưởng nhớ công ơn dựng nước, giữ nước của cá vị vua Hùng. Phần lễ sẽ bắt đầu trước 2 ngày trước khi diễn ra phần hội chính thức. Thời gian tổ chức thường từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Cầu Ngư

Đây được coi là một trong những lễ hội độc đáo, mang đậm nét văn hóa và bản sắc của người dân ven biển miền Trung. Ngư dân thường xem cá voi là người bạn đồng hành trên mỗi chuyến đi biển đây gian nan, nguy hiểm. Khi cá voi chết và trôi dạt vào bờ thì được người dân xây đền tôn kính và có tên là Lăng Cá Ông Nam Hải. Nơi đây cũng là nơi bắt nguồn lễ hội Cầu Ngư, trở thành hoạt động văn hóa không thể thiếu.

Lễ hội đền Vua Mai

Lễ hội sẽ được tổ chức hàng năm vào ngày đầu xuân từ mùng 3 - mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội nhằm tôn vinh vua Mai Hắc Đế và con trai ông là Mai Thúc Huy. Lễ hội thường diễn ra theo các nghi thức truyền thống sau:

Lễ hội Dinh thầy Thím

Lễ hội Dinh thầy Thím được tổ chức hàng năm tại Bình Thuận từ 14 - 16 tháng 9 âm lịch. Theo dân gian, đây là lễ hội thu tế, là một trong 2 nghi lễ lớn diễn ra hàng năm ở Dinh thầy Thím.

Lễ hội Đống Đa Bình Định

Đây là lễ hội được tổ chức vào ngày 4 - 5 tết. Lễ hội Đống Đa được coi là lễ hội đầu xuân lớn nhất ở Bình Định nhằm tưởng nhớ chiến thắng của vua Quang Trung và trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Lễ hội vía Bà

Thường được tổ chức vào ngày 16 - 17 tháng Giêng âm lịch nhằm tôn vinh bà Đỗ Thị Tân sống một mình, làm nghề đỡ đẻ ở đây khoảng 3 thế kỷ trước. Để tưởng nhớ sự tín nhiệm của bà người dân đã lập đền thờ dựa trên nền móng ngôi nhà cũ.

Lễ hội núi Bà Đen

Cách thị trấn Tây Ninh khoảng 10km, lễ hội núi Bà Đen được tổ chức hàng năm vào ngày 18 - 19 tháng Giêng âm lịch. Người dân sẽ đến đền Linh Sơn Thánh Mẫu cầu nguyện cho một năm mới an lành và nhiều may mắn. Không chỉ được xem là một sự kiện tôn giáo thường niên, lễ hội núi Bà Đen còn thể hiện được nét đẹp văn hóa đặc trưng của người dân Nam bộ, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ hội vía bà Chúa Xứ

Đây là một lễ hội lớn ở An Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hoạt động tôn giáo này mỗi năm thu hút hàng nghìn người đến tham dự. Lễ hội sẽ được tổ chức từ 23 - 27 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Lễ hội đua voi

Với những người dân Tây Nguyên thì voi được xem là loài động vật vô cùng quý giá. Nó đã trở thành người bạn quen thuộc của con người trong cuộc sống hàng này. Lễ hội đua voi là lễ hội truyền thống của Việt Nam được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm tại Tây Nguyên.

Lễ hội Dinh Cô

Lễ hội Dinh Cô thường được tổ chức từ ngày 10 - 12 tháng 2 âm lịch hàng năm tại Long Hải. Lễ hội Dinh Cô được coi là lễ hội lớn nhất ở miền Nam, thu hút nhiều dân địa phương cũng như khách du lịch.

Lễ hội Bà Thiên Hậu

Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 13 - 15 tháng Giêng ấm lịch tại Bình Dương. Đền thờ được xây dựng bằng kỹ thuật cổ xưa, là nơi thờ cúng và tổ chức lễ hội truyền thống của người Việt. Đây cũng được coi là một lễ hội dân gian mang nét độc đáo của người dân vùng Nam bộ.

Ngoài các lễ hội nói trên thì còn rất nhiều lễ hội truyền thống khác ở các địa phương trên cả nước.

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Người lao động có được nghỉ làm vào lễ hội truyền thống nào không?

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam? Người lao động có được nghỉ làm vào lễ hội truyền thống nào không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm vào lễ hội truyền thống nào không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ làm 01 ngày vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Do đó, Lễ hội đền Hùng cũng là ngày lễ mà người lao động được nghỉ.

Mức lương của người lao động được nhận khi làm việc vào các ngày nghỉ lễ là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào