Các hình thức cập nhật kiến thức cho người hành nghề công tác xã hội ra sao?
Các hình thức cập nhật kiến thức cho người hành nghề công tác xã hội ra sao?
Theo Điều 34 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định:
Cập nhật kiến thức công tác xã hội
1. Người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm cập nhật kiến thức công tác xã hội, phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội, bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.
d) Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.
3. Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm hoặc tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội. Cơ quan, đơn vị có sử dụng người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề công tác xã hội được cập nhật kiến thức.
...
Theo đó các hình thức cập nhật kiến thức cho người hành nghề công tác xã hội bao gồm:
- Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.
- Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.
- Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.
Các hình thức cập nhật kiến thức cho người hành nghề công tác xã hội ra sao? (Hình từ Internet)
Người hành nghề công tác xã hội có được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội không?
Theo đó Điều 22 Nghị định 110/2024/NĐ-CP người hành nghề công tác xã hội có quyền từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cụ thể trong các trưởng hợp sau đây:
- Trường hợp vượt quá phạm vi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hoặc trái với giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
- Việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội.
- Đối tượng hoặc thân nhân của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề công tác xã hội.
-Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định:
Nhân viên công tác xã hội - Mã số: V.09.04.03
1. Nhiệm vụ
a) Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
b) Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;
c) Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
d) Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
đ) Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được phân công;
e) Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
g) Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;
h) Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
i) Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.
...
Theo đó nhân viên công tác xã hội có các nhiệm vụ như sau:
- Nhân viên công tác xã hội chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
- Tham gia vào việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận các đối tượng theo sự phân công;
- Thực hiện công việc đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
- Đề xuất các kế hoạch và trực tiếp trong việc thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
- Tham gia vào việc cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được phân công;
- Trực tiếp tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
- Tham gia và việc hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi mà mình được phân công;
- Tham gia hoạt động thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
- Ngoài ra nhân viên công tác xã hội còn chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.