Các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp được bầu cử bằng hình thức nào?

Theo quy định, các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp được bầu cử bằng hình thức nào?

Các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp được bầu cử bằng hình thức nào?

Căn cứ tại tiểu mục 8.4 Mục 8 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định

Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn theo Điều 10
...
8.4. Các hình thức bầu cử của công đoàn
a. Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín trong các trường hợp sau:
- Bầu cử ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp (bao gồm cả công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận):
+ Bầu ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp; bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu ủy viên ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh chủ tịch, phó chủ tịch.
- Bầu cử ủy ban kiểm tra và các chức danh của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp bao gồm:
+ Bầu ủy ban kiểm tra, bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra, chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
- Bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn tại tổ công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên, bao gồm đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết.
- Lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử theo quy định của cấp có thẩm quyền.
b. Bầu cử bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong các trường hợp sau:
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu tại đại hội, hội nghị công đoàn các cấp.
- Bầu ban bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn, hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.

Theo đó, các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp (bao gồm cả công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận) được bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp được bầu cử bằng hình thức nào?

Các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp được bầu cử bằng hình thức nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 12 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp
...
4. Thường trực Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) công đoàn các cấp gồm chủ tịch và các phó chủ tịch, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, kết luận, chương trình công tác của Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành; giải quyết công việc thường xuyên của công đoàn cùng cấp; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các hội nghị Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Chủ tịch là người đứng đầu ban chấp hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của Đoàn Chủ tịch (Tổng Liên đoàn), ban thường vụ, ban chấp hành, là người đại diện theo pháp luật của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
5. Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở có thể được bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở. Đối tượng, nguyên tắc, thủ tục bầu cử, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
6. Bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Khi khuyết Thường trực Đoàn Chủ tịch thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn bầu bổ sung trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch; khuyết ủy viên Đoàn Chủ tịch thì bầu bổ sung trong số ủy viên Ban Chấp hành theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
b. Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban thường vụ; khuyết ủy viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban chấp hành theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần thiết, do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.
c. Nơi không có ban thường vụ, khi khuyết chủ tịch, phó chủ tịch, bầu bổ sung trong số các ủy viên ban chấp hành.
7. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và ban thường vụ công đoàn các cấp họp định kỳ 2 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.

Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp có thẩm quyền bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp.

Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu một lần?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:

Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
7. Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.

Theo đó, ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào