C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?
C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào?
*C02 Bộ Công an là gì?
C02 Bộ Công an đó là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự, số hiệu: C02, trực thuộc Bộ Công an.
Có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong cả nước tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội; trực tiếp điều tra những vụ án về trật tự xã hội theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.
*Bộ Công an gồm các cục nào?
Dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết 45 phòng ban ngành các cục thuộc Bộ Công an:
Tên viết tắt các cục thuộc Bộ Công an
Khối cơ quan trực thuộc
Tên viết tắt | Tổ chức |
A01 | Cục An ninh đối ngoại (A01) |
A02 | Cục An ninh nội địa (A02) |
A03 | Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) |
A04 | Cục An ninh kinh tế (A04) |
A05 | Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) |
A06 | Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (A06) |
A08 | Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08) |
A09 | Cục An ninh điều tra (A09) |
C01 | Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) |
C02 | Cục Cảnh sát hình sự (C02) |
C03 | Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) |
C04 | Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) |
C05 | Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C05) |
C06 | Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) |
C07 | Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07) |
C08 | Cục Cảnh sát giao thông (C08) |
C10 | Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) |
C11 | Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng (C11) |
H10 | Cục Hậu cần (H10) |
V01 | Văn phòng Bộ Công an (V01) |
V02 | Cục Đối ngoại (V02) |
V03 | Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (V03) |
V05 | Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (V05) |
V06 | Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06) |
X01 | Cục Tổ chức Cán bộ (X01) |
X02 | Cục Đào tạo (X02) |
X03 | Cục Công tác đảng và công tác chính trị (X03) |
X05 | Thanh tra Bộ Công an (X05) |
X06 | Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương |
V04 | Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an |
X04 | Cục Truyền thông Công an nhân dân |
H01 | Cục Kế hoạch và Tài chính |
B05 | Cục Tình báo kinh tế, khoa học, kỹ thuật |
B01 | Cục Xử lý tin và hỗ trợ tình báo |
B02 | Cục Tình báo Châu Á |
B03 | Cục Tình báo Mỹ Âu Phi |
H05 | Cục Công nghệ thông tin |
H06 | Cục Y tế |
A07 | Cục Ngoại tuyến |
H02 | Cục Quản lý xây dựng và doanh trại |
H03 | Cục Trang bị và kho vận |
H04 | Cục Viễn thông và cơ yếu |
H08 | Cục Công nghiệp an ninh |
K01 | Bộ Tư lệnh Cảnh vệ |
K02 | Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động |
C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?
- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
- Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
(Điều 53 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)
Tổ chức Điều tra hình sự cần đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có nêu như sau:
Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
Như vậy, 04 nguyên tắc trong tổ chức Điều tra hình sự cần tuân thủ đó là:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
- Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
- Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.